Quảng Nam nên kêu gọi đầu tư kiểu Dubai, đừng chỉ bán vé tham quan và ngủ

Quảng Nam nên kêu gọi đầu tư kiểu Dubai, đừng chỉ bán vé tham quan và ngủ
Tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam, hôm qua, 26/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề về việc xây dựng một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế ở Quảng Nam, Quảng Nam nên đột phá trong kêu gọi đầu tư...

Theo Thủ tướng, Quảng Nam nên kêu gọi đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí... Và Quảng Nam nên đột phá trong kêu gọi đầu tư du lịch mang tính thời thượng kiểu Dubai như đua xe công thức, ô tô, mô tô phân khối lớn, trường dạy nghề du lịch, kết hợp các cuộc thi máy bay thể thao, máy bay cá nhân, bến du thuyền, tổ chức các festival du thuyền thế giới, trung tâm giải trí… chứ phải không chỉ có tham quan, chỉ bán vé và ngủ”.

Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng đề nghị tỉnh Quảng Nam phải có một quy hoạch tốt, nhất là phải có tầm nhìn xa, tránh các mâu thuẫn trong phát triển. “Muốn làm du lịch dọc ven biển 130 cây số này thì không được làm công nghiệp gây ô nhiễm, không được làm ô nhiễm những dòng sông, khói bụi”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng nhấn mạnh phải bảo đảm an sinh xã hội cho các gia đình chính sách, vùng miền núi, nông thôn, “chứ không phải một bên giàu quá, một bên nghèo quá”, để phát triển du lịch không chỉ ở vùng bờ biển mà lên cả miền núi với nền văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc.

 

Nâng cao chất lượng hạ tầng để kết nối nền kinh tế với Đà Nẵng, Quảng Ngãi, các tỉnh khác… Không để lao động tha phương và cần đánh thức tiềm năng của con người Quảng Nam. Bên cạnh đó, cần thu hút người tài, người có nghề, người giàu vào sống, làm việc lâu dài cho Quảng Nam.

“Tôi đề nghị các nhà đầu tư có mặt hôm nay đăng ký một số khu vực để mua nhà để sống lâu dài ở Quảng Nam”, chia sẻ của Thủ tướng nhận được tràng vỗ tay tại hội trường.

Với nhà đầu tư nói chung, Thủ tướng khẳng định tinh thần ba bên cùng thắng (Nhà nước, nhà đầu tư và cộng đồng, người dân). Nhà đầu tư cần nói đi đôi với làm, quan tâm bảo vệ môi trường, đối xử tốt với người lao động. Trong quá trình đầu tư, cần tìm giá trị gia tăng mới.

Thủ tướng cam kết Chính phủ sẽ tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô, giữ môi trường hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước, cùng hợp tác, cùng phát triển, trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Xây dựng hệ thống pháp luật minh bạch, tạo môi trường kinh doanh tốt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội để nhà đầu tư yên tâm làm ăn.

Tại Hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Quảng Nam đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thỏa thuận nghiên cứu đầu tư cho 33 dự án đầu tư với tổng vốn 15,8 tỷ USD.

Chiều 26/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất lắp ráp xe ô tô THACO Mazda có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng (tương đương 520 triệu USD) tại khu kinh tế mở Chu Lai, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động tháng 4/2018.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và cắt băng khai trương Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. Đây là mô hình kết hợp 3 chức năng trong 1 cơ quan: Chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; chức năng xúc tiến đầu tư và chức năng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính. Quảng Nam là tỉnh thứ 2 trong cả nước triển khai mô hình này.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất lắp ráp xe ô tô THACO Mazda có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng (tương đương 520 triệu USD) tại khu kinh tế mở Chu Lai, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động tháng 4/2018.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh công nghiệp ô tô không chỉ là sản xuất ô tô mà còn là thương hiệu của một quốc gia nên tại kỳ họp vừa qua, Thủ tướng đã đề xuất Quốc hội xem xét những chính sách tạo điều kiện để Việt Nam có thể hình thành ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Vì trên thế giới, những nước có từ 50 triệu dân đã có ngành công nghiệp ô tô, trong khi đó Việt Nam có thị trường tới gần 100 triệu dân.

Thủ tướng khẳng định chủ trương của Chính phủ trong thời gian tới là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công nghiệp phụ trợ ô tô phát triển; giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất chính sách tổng thể về nhập khẩu ô tô theo đúng cam kết quốc tế và có biện pháp cần thiết để bảo vệ ô tô sản xuất trong nước theo đúng pháp luật và các cam kết hội nhập.

Cũng trong ngày 26/

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.