Quảng Nam lên tiếng trước quan ngại của Đà Nẵng về Nhà máy thép phía thượng nguồn

Người dân Điện Bàn căng lều kéo đến nhà máy phản ứng yêu cầu đóng cửa vì ô nhiễm
Người dân Điện Bàn căng lều kéo đến nhà máy phản ứng yêu cầu đóng cửa vì ô nhiễm
(PLO) - Ngày 11/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Huỳnh Khánh Toàn đã có công văn trả lời thông tin xung quanh việc Đà Nẵng bày tỏ quan ngại khi dự án Nhà máy luyện cán thép Việt Pháp (Nhà máy Việt Pháp) chuyển từ huyện Điện Bàn (Quảng Nam) lên phía thượng nguôn sông Vu gia, đặt tại thôn Hoa, (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang). 

Công văn nêu rõ, về dự án Nhà máy thép Việt- Pháp, từ năm 2010, tỉnh Quảng Nam đã thống nhất cho phép đầu tư dự án tại Cụm công nghiệp Thương Tín 1, tại huyện Điện Bàn, với quy mô 3ha. Tuy nhiên khi Nhà máy đi vào hoạt động đã gây ra tiếng ồn và khí thải từ ống khói. Mặc khác, do gần với khu vực đông dân cư nên dẫn đến sự phản đối của người dân. Tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Công ty thực hiện các giải pháp để khắc phục, hạn chế ô nhiễm và đã tổ chức rất nhiều đợt kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động, tiến hành phân tích các mẫu khí thải (8 lần) và các thông số thu thập được đều nằm trong giới hạn cho phép. 

Để giải quyết các ý kiến của người dân, đảm bảo hài hòa các lợi ích và theo đề nghị của UBND thị xã Điện Bàn, UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất chủ trương di dời Nhà máy luyện cán thép Việt Pháp tới khu vực xa dân cư, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Qua quá trình khảo sát, UBND tỉnh thống nhất cho Công ty TNHH Thép Việt Pháp nghiên cứu, di dời Nhà máy luyện cán thép Việt Pháp đến tại thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ. Hiện nay, Công ty đang lập các thủ tục đánh giá tác động môi trưởng để tỉnh Quảng Nam xem xét, quyết định.

Công văn của tỉnh Quảng Nam
Công văn của tỉnh Quảng Nam

Về quy trình sản xuất, Công văn khẳng định, Nhà máy không luyện quặng sắt để sản xuất phôi thép. Nhà máy sử dụng công nghệ lò điện cảm ứng biến đổi điện năng thành nhiệt năng để nấu chảy nguyên liệu (sắt thép phê liệu) để sản xuất ra phôi thép nên chủ yếu phát sinh ra bụi, khí thải và tiềng ồn. Nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt với khối lượng khoảng 19,5m3/ngày, được xử lý sơ bộ sau đó qua bể kỵ khí có vách ngăn mỏng (Bastaf) đến bể hiếm khí, bể khử trùng và cuối cùng qua bể sinh học (có lót đáy) xử lý đạt quy chuẩn và thải ra môi trường); nước thải sản xuất chủ yếu là nước làm mát thiết bị được đưa vào bể tách dầu mỡ, bể lắng lọc chất thải rắn và được giảm nhiệt bằng tháp giải nhiệt, sau đó tuần hoàn tái sử dụng lại, không thải ra môi trường.

Đối với nguồn nước thải sản xuất của Nhà máy là tuần hoàn không thải ra môi trường, không ảnh hưởng đến nguồn nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân tại TP. Đà Nẵng. Chính vì vậy, UBND tỉnh Quảng Nam không thông tin lấy ý kiến từ UBND TP. Đà Nẵng đối với việc nghiên cứu đầu tư thực hiện dự án này.

Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam khẳng định, trong quá trình đầu tư, phát triển KT - XH, tỉnh Quảng Nam xác định không đánh đổi môi trường để tăng trưởng và luôn quan tâm đến các tác động của các dự án đến đời sống nhân dân trong tỉnh và các khu vực lân cận, nhất là khu vực hạ du lưu vực các sông. Quan điểm này cũng đã được UBND tỉnh thống nhất tại các cuộc họp giữa lãnh đạo hai địa phương. 

Trước đó, PLVN đã có bài phản ánh, ngày 23/9, Quảng Nam đã ký công văn thống nhất cho phép Công ty TNHH thép Việt Pháp được chọn địa điểm để lập dự án đầu tư nhà máy luyện cán thép Việt Pháp tại thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, với diện tích nghiên cứu khoảng 17,3ha. 

Tuy nhiên, ngay khi thông báo ra đời đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ người dân lẫn chính quyền dưới vùng hạ lưu. Nhiều người tỏ ra ngao ngán vì hiểu rõ, từ năm 2012, nhà máy thép Việt Pháp ra đời với công nghệ lò cảm ứng trung tần, nguyên liệu là thép phế liệu cộng với phụ gia, công suất 48.000 tấn/năm. Nhà máy này từ khi đi vào hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường cho người dân thuộc xã Điện Nam Đông (nay thị xã Điện Bàn). Quá bức xúc, người dân đã kéo đến cổng nhà máy dựng lều yêu cầu phải đóng cửa, di dời khỏi khu dân cư. Trước tình trạng này, UBND tỉnh Quảng Nam đã “ra tối hậu thư” phải di dời vào cuối năm 2017.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho rằng, CCHC là quá trình liên tục, càng làm càng lộ ra những bất cập, cần kịp thời khắc phục để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng mong đợi của Nhân dân. (Ảnh: VGP)

Cải cách hành chính, khơi thông các nguồn lực cho phát triển

(PLVN) -  Chiều 15/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 9, đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.