Sắp xếp công việc
Các doanh nhân cần phải lên một lịch trình làm việc rõ ràng, chi tiết. Trước hết bạn cần tạo nên một danh sách những việc cần giải quyết trong ngày, ưu tiên những công việc cấp thiết và cần thời gian ngắn để hoàn thành. Thêm vào đó, bạn nên ghi lượng thời gian cần để giải quyết mỗi công việc, nên phân bổ thời gian thật hợp lý căn cứ theo khối lượng việc định làm.
Mặc dầu lên lịch được các công việc cần làm sẽ giúp bạn quản trị thời gian một cách hiệu quả thế nhưng khi làm việc cũng cần có sự linh động cần thiết, tránh sự cứng nhắc, khuân mẫu.
Nếu bạn không thể tự sắp xếp lịch trình làm việc cho mình thì bạn có thể thuê thư ký để làm công việc này. Thư ký sẽ chuẩn bị lịch trình làm việc, nhắc nhở bạn những công việc nào cần phải giải quyết trong ngày và chuẩn bị tài liệu phục vụ cho quá trình làm việc của bạn.
Chia sẻ công việc
Đừng nên ôm đồm tất cả mọi công việc từ nhỏ đến lớn, ngược lại nên chia sẻ công việc cho những nhân viên để giảm tải áp lực công việc và đem lại hiệu quả khi làm việc. Tùy thuộc vào khả năng làm việc của từng người mà bạn nên giao phó cho họ những nhiệm vụ vừa sức và hợp với khả năng.
Sắp xếp nơi làm việc
Đây là một yếu tố rất quan trọng nhưng trên thực tế lại ít ai chú ý đến việc này. Một chiếc bàn làm việc bừa bộn, lộn xộn sẽ khiến bạn phải tốn không ít thời gian khi tìm kiếm giấy tờ, tài liệu cần thiết. Trái lại một chiếc bàn làm việc ngăn nắp, gọn gàng, mọi thứ được sắp xếp theo đúng trình tự của nó sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được những vật dụng một cách nhanh chóng.
Hơn thế nữa, một phòng làm việc sạch sẽ, gọn gàng và mát mắt cũng là yếu tố quan trọng để giảm thiểu stress, căng thẳng khi làm việc. Nó là động lực để kích thích tinh thần và tăng hiệu suất việc làm.
Nghỉ ngơi khi cần thiết
Đừng nên cố gắng giải quyết công việc khi bạn cảm thấy không minh mẫn, tỉnh táo. Những lúc như thế này bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, xả stress sau đó mới quay trở lại công việc.
Một ngày nên tập trung vào thời điểm bạn cảm thấy minh mẫn nhất, sáng suốt nhất để làm việc. Bởi chỉ trong khoảng thời gian ngắn này bạn sẽ giải quyết được khối lượng công việc lớn và đạt được chất lượng cao.
Cân bằng công việc và cuộc sống
Biết cách cân bằng hài hòa giữa công việc và cuộc sống sẽ giúp bạn quản lý tốt quỹ thời gian của mình. Khi cần giải quyết công việc hãy tập trung thật cao độ để đạt được hiệu quả tối đa nhưng khi cần tạm gác công việc hãy để cho đầu óc thanh thản và dành tâm trí cho những vấn đề trong cuộc sống.
Trước khi nhận một dự án nào đó hoặc quyết định đảm nhận một ví trí công việc quan trọng, bạn cũng nên suy nghĩ kỹ và phác thảo kế hoạch hành động cho tương lai gần trước khi bước vào thực hiện. Biết cách làm chủ công việc và cuộc sống sẽ giúp bạn luôn định hướng được những điều tốt đẹp cho tương lai và hạn chế nguy cơ mất phương hướng.
Tránh ôm đồm nhiều việc
Ôm đồm nhiều việc không phải là cách để tiết kiệm thời gian. Minh chứng khoa học còn đưa ra bằng chứng cho thấy việc kiêm nhiệm cùng lúc nhiều công việc sẽ khiến bạn dễ gặp stress hơn, hiệu quả công việc khôngnhư mong muốn và tệ hại nhất là gây lãng phí thời gian.
Nếu bạn có thói quen làm việc đa nhiệm thì nên nhanh chóng từ bỏ và lên kế hoạch giải quyết từng công việc một. Giải quyết xong công việc này mới chuyển sang công việc khác. Có một sự thật bạn phải chấp nhận rằng đầu óc của chúng ta sẽ hoạt động tốt hơn khi chỉ thực sự tập trung vào một việc mà thôi.
Là một CEO thông minh, bạn nên học cách giao việc cho cấp dưới và đồng nghiệp của mình bởi thực tế dù bạn có giỏi giang đến mức độ nào cũng không thể cùng lúc làm tốt được tất cả mọi việc. Hãy nhớ rằng giao việc không có nghĩa là bạn kém cỏi, ngược lại nó chứng tỏ bạn là người không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có năng lực quản lý.