Quản lý vùng bờ: Manh mún, rời rạc

Quản lý tổng hợp vùng bờ hướng tới phát triển bền vững trở thành yêu cầu cấp bách. Nhiệm vụ quan trọng quản lý tổng hợp vùng bờ biển là xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu. Song sự manh mún, phân tán trong quản lý vùng bờ khiến  cơ sở dữ liệu, thông tin trong lĩnh vực này có khoảng trống lớn.

Quản lý tổng hợp vùng bờ hướng tới phát triển bền vững trở thành yêu cầu cấp bách. Nhiệm vụ quan trọng quản lý tổng hợp vùng bờ biển là xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu. Song sự manh mún, phân tán trong quản lý vùng bờ khiến  cơ sở dữ liệu, thông tin trong lĩnh vực này có khoảng trống lớn.

 

Một đoạn bờ biển ở xã Phù Long Cát Hải: Nhiều cơ quan cùng quản lý, khai thác Ảnh: Tuyết Nga

Một đoạn bờ biển ở xã Phù Long Cát Hải: Nhiều cơ quan cùng quản lý, khai thác

Ảnh: Tuyết Nga

Vùng bờ biển Hải Phòng trải dài trên 125 km kể cả bờ biển quanh các đảo ngoài khơi, có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hệ sinh thái tiêu biêu biểu như đảo, cửa sông, đầm, vịnh, rừng ngập mặn và san hô. Vùng ven bờ cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động kinh tế-xã hội sôi động của thành phố. Tuy nhiên, sự manh mún, phân tán trong quản lý, ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và môi trường vùng biển. Vừa qua, Viện Tài nguyên-Môi trường biển phối hợp đoàn chuyên gia quốc tế, thành viên dự án SECOA (giải pháp ứng phó với biến đổi môi trường khu vực vùng bờ) tổ chức hội thảo công cụ quản lý vùng bờ biển. Trong bài phát biểu tại hội thảo, Viện trưởng Viện Tài nguyên-Môi trường biển, Tiến sĩ Trần Đức Thạnh nêu rõ: “để phục vụ cho việc xác định khung hành động, kế hoạch hay chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ, lựa chọn hồ sơ môi trường là bước quan trọng đầu tiên. Tuy nhiên, thông tin lĩnh vực này có khoảng trống lớn. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân quản lý vùng bờ manh mún, rời rạc, chưa phân định rõ cấp, ngành quản lý vùng bờ biển.”

 

Trong khi đó, vùng bờ biển đang tập trung nhiều hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường biển như: Việc xây dựng và hoạt động của cảng biển, các hoạt động đầu tư, kinh doanh, phát triển du lịch, nuôi trồng, đánh bắt hải sản,…Tuy nhiên, vấn đề sở hữu đất và mặt nước ở vùng bờ chưa rõ; chỉ bị chi phối bởi Luật Đất đai. Quy hoạch vùng bờ chưa, chưa có các phân khu chức năng. Trong cùng vùng biển cùng lúc diễn ra nhiều hoạt động, du lịch, công nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản, dẫn tới mâu thuẫn lợi ích phát triển. Điều đó có thể thấy ở nhiều vùng biển. Như vùng biển Cát Bà, đó là sự mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển du lịch với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tình trạng bồi tụ vùng Cảng Hải Phòng, sự xói, sạt ở bờ biển ven trục đường Phạm Văn Đồng, khu vực Bàng La, Đình Vũ hay Tiên Lãng trong thời gian gần đây cũng liên quan trực tiếp đến việc khai thác, quản lý sử dụng vùng bờ thiếu khoa học. Dẫn tới sự xung đột giữa các dự án, mục đích của các ngành.

 

Mặt khác, chưa có sự phân cấp quản lý cho các ngành, địa phương, cộng đồng sử dụng và quản lý vùng bờ theo không gian. Mỗi loại hình hoạt động lại do cơ quan chủ quản quản lý. Tham gia quản lý vùng bờ biển có ngành du lịch, chính quyền địa phương khai thác, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, giải trí; ngành nông nghiệp quản lý rừng ngập mặn, việc khai thác, nuôi trồng thủy sản;  ven dải đất ven biển xuất hiện nhiều khu cụm, công nghiệp,… Nhiều ngành quản lý, mỗi ngành đều có quyền ra các quyết định quản lý theo thẩm quyền khác nhau đối với vùng bờ hoặc từng hợp phần, dẫn tới sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

 

Để khắc phục tình trạng này, quản lý tổng hợp vùng bờ là giải pháp cần thiết. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thạnh: Tài nguyên bờ là dạng tài nguyên chia sẻ và được sử dụng đa mục tiêu. Quản lý tổng hợp vùng bờ được coi là quản lý đa ngành, đa mục tiêu và đa lợi ích; đây là chìa khóa của sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, Hải Phòng vẫn chưa thông qua chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ làm định hướng cho hoạt động lâu dài. Do đó, để khai thác và sử dụng tài nguyên vùng bờ hợp lý cần có chương chương trình quản lý tổng hợp.

 

Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tiến hành các thủ tục thành lập Chi cục Biển và Hải đảo với chức năng quản lý tổng hợp và thống nhất về mặt nhà nước đối với biển và hải đảo. Bên cạnh đó, các kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ cần được thực hiện lồng ghép với quản lý tổng hợp lưu vực sông; với các tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Cần tiến hành phân vùng sử dụng không gian vùng bờ và quản lý theo không gian; xác định đúng các vấn đề quản lý phù hợp với những đặc trưng về tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội đối với từng vùng bờ quản lý.

 

Nguyên Mai

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.