Luật “lạc hậu” hơn thực tế đang được cho là nguyên nhân khiến những mâu thuẫn liên quan đến quản lý nhà chung cư thường bị kéo dài, khó giải quyêt Và vì thế, việc kiện toàn hệ thống pháp luật là cần thiết, trong đó xem xét tới việc ban hành Luật Chung cư. Liệu đây có là giải pháp cơ bản tháo gỡ được hiện trạng “rối như tơ vò” hiện nay?.
Nhiều tranh chấp giữa người dân và bộ phận quản lý chung cư không được giải quyết vì thiếu luật |
Các dạng tranh chấp chủ yếu trong quá trình quản lý, vận hành nhà chung cư
- Tranh chấp giữa cư dân với chủ đầu tư trong việc xác định phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng của nhà chung cư;
- Khiếu kiện, tranh chấp về chất lượng nhà ở, diện tích căn hộ mua bán;
- Khiếu kiện, tranh chấp về mức phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;
- Khiếu kiện về các vấn đề bảo hành, bảo trì nhà chung cư;
- Tranh chấp về việc cung cấp các dịch vụ độc quyền cho nhà chung cư;
- Khiếu kiện về cải tạo, phá dỡ chung cư cũ;
- Tranh chấp về quyền lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành nhà chung cư giữa chủ đầu tư và Ban quản trị nhà chung cư;
- Khiếu kiện về năng lực của đơn vị quản lý, vận hành nhà chung cư;
- Vướng mắc, khiếu kiện về việc chậm thành lập Ban Quản trị nhà chung cư hoặc về thẩm quyền quản lý diện tích chung trong tòa nhà…
|
Để giải quyết tồn tại, hạn chế đó, Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS cho rằng phải giải quyết nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó phải tổ chức nghiên cứu, thống kê các vướng mắc, khiếu kiện, tranh chấp liên quan đến việc quản lý, vận hành nhà chung cư, từ đó đối chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật để có định hướng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.
“Trong khi chưa ban hành được một đạo luật riêng về quản lý nhà chung cư thì trong Luật Nhà ở sửa đổi thời gian tới cần dành hẳn một Chương để quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư nhằm giải quyết triệt để các vướng mắc, khiếu kiện hiện nay và bổ sung thêm các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực này” – ông Khởi nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hà – Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng:
Luật chưa hiệu quả do… lạc hậu
Tại Luật Nhà ở năm 2005 đã có quy định cụ thể về một số vấn đề như sở hữu chung, riêng trong nhà chung cư (Điều 70), tổ chức quản lý, sử dụng nhà chung cư, Ban Quản trị Nhà chung cư (Điều 71, 72), DN quản lý vận hành nhà chung cư (Điều 73)…
Tuy nhiên, do quá trình phát triển nhà chung cư tương đối nhanh và có nhiều thay đổi so với thời kỳ trước về loại hình, quy mô nhà ở, hình thức sở hữu, ban đầu chỉ là chung cư thấp tầng với mục đích để ở thì nay việc phát triển chung cư không chỉ tăng về chiều cao, đa dạng về hình thức sở hữu và quy mô diện tích căn hộ, hỗn hợp về mục đích sử dụng (vừa làm nhà ở, vừa làm văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị…).
Trong khi đó một số quy định pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở chung cư nêu trong Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành lại chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, cộng với ý thức của người dân về việc quản lý, sử dụng nhà chung cư vẫn còn nhiều hạn chế, nên trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số bất cập, vướng mắc trong công tác quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua nhà, chủ đầu tư cũng như ảnh hưởng đến mô hình phát triển nhà chung cư.
Để hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong thời gian tới Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng các quy định có liên quan tới việc quản lý, sử dụng nhà chung cư để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành với mục tiêu xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến nhà chung cư, trong đó có các quy định về quản lý, vận hành nhà chung cư.
|
PVKT