Quân đội luôn đi đầu trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Trung tướng Trịnh Văn Quyết phát biểu tại Hội thảo.
Trung tướng Trịnh Văn Quyết phát biểu tại Hội thảo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Biến đổi khí hậu (BĐKH), ô nhiễm môi trường đang là vấn đề mang tính toàn cầu, một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường có ý nghĩa sống còn, là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của toàn nhân loại, mỗi quốc gia, dân tộc.

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thường xuyên, đã và đang được triển khai sâu rộng ở các đơn vị trong toàn quân. Phát biểu tại Hội thảo khoa học “Quân đội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH và khắc phục sự cố môi trường”, Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho biết, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với BĐKH, khắc phục sự cố môi trường và coi đây là nhiệm vụ chiến đấu thời bình. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân đội với các bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm và bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH…

Những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đã quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH; xác định nhiều chủ trương, giải pháp sáng tạo như: Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng thích ứng với BĐKH; đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, khắc phục hậu quả chất độc hóa học, bom mìn tồn lưu sau chiến tranh; tham gia phòng, chống ô nhiễm môi trường và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ; phòng, chống cháy rừng, dịch bệnh, nhất là dịch COVID-19…

Các cơ quan, đơn vị toàn quân nỗ lực phấn đấu xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; chủ động ứng phó giảm thiểu tác động xấu của BĐKH đối với sức khỏe của bộ đội, tài sản, vũ khí, trang bị kỹ thuật, công trình quân sự… góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; đồng thời tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của quốc gia, quốc tế trong khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó với BĐKH…

Với nguồn lực về con người và tiềm lực về khoa học - công nghệ, quân đội đã có nhiều giải pháp lưỡng dụng, vừa phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vừa hỗ trợ nhân dân trong bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Trong năm 2022, toàn quân phấn đấu trồng khoảng 3,3 triệu cây phân tán, gần 2.500ha rừng. Thông qua các dự án khắc phục hậu quả chiến tranh, Quân đội đã từng bước phục hồi hệ sinh thái tại nhiều nơi bị ô nhiễm bom mìn và chất độc hóa học, góp phần trong việc chung tay bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).

Đọc thêm

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.