Ngắm nhìn những kỷ vật của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai

Nguyễn Thị Minh Khai - người nữ anh hùng trên quê hương xô Viết. Ảnh: Thiên Ý
Nguyễn Thị Minh Khai - người nữ anh hùng trên quê hương xô Viết. Ảnh: Thiên Ý
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thành phố Vinh vào những ngày cuối tháng 2 Dương lịch, khi không khí Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vẫn còn phảng phất, tôi có dịp vào thăm Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai tại số 52, đường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
Bảng hướng dẫn vào Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Thiên Ý

Bảng hướng dẫn vào Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Thiên Ý

Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai toạ lạc trong một khuôn viên rộng rãi có diện tích 2.400m2 bao gồm nhà lưu niệm, nhà quản lý và đón khách, cùng các hạng mục phụ trợ. Ảnh: Thiên Ý

Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai toạ lạc trong một khuôn viên rộng rãi có diện tích 2.400m2 bao gồm nhà lưu niệm, nhà quản lý và đón khách, cùng các hạng mục phụ trợ. Ảnh: Thiên Ý

Mặt bằng được bố trí làm hai phần, khu vực ngoài gồm hàng rào, cổng, thảm cỏ, cây xanh với điểm nhấn là tượng đài bà Nguyễn Thị Minh Khai cao 4,5m được bố trí ở phía trước, khu vực trong gồm nhà tưởng niệm và trưng bày. Ảnh: Thiên Ý

Mặt bằng được bố trí làm hai phần, khu vực ngoài gồm hàng rào, cổng, thảm cỏ, cây xanh với điểm nhấn là tượng đài bà Nguyễn Thị Minh Khai cao 4,5m được bố trí ở phía trước, khu vực trong gồm nhà tưởng niệm và trưng bày. Ảnh: Thiên Ý

Bức tượng đài bà Nguyễn Thị Minh Khai được đúc bằng đồng theo thể loại tượng chân dung đặt trên bệ cao, khắc họa hình ảnh người thiếu nữ duyên dáng trong tà áo dài, chân bước đi đầy khí phách. Ảnh: Thiên Ý

Bức tượng đài bà Nguyễn Thị Minh Khai được đúc bằng đồng theo thể loại tượng chân dung đặt trên bệ cao, khắc họa hình ảnh người thiếu nữ duyên dáng trong tà áo dài, chân bước đi đầy khí phách. Ảnh: Thiên Ý

Những vần thơ từng được nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai viết bằng máu trong những ngày lao tù. Ảnh: Thiên Ý

Những vần thơ từng được nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai viết bằng máu trong những ngày lao tù. Ảnh: Thiên Ý

Nhà tưởng niệm bao gồm nhà trưng bày ở phía trước cùng với một gian thờ ấm cúng và linh thiêng ở phía sau. Hai nhà được xây liền khối. Ảnh: Thiên Ý
Nhà tưởng niệm bao gồm nhà trưng bày ở phía trước cùng với một gian thờ ấm cúng và linh thiêng ở phía sau. Hai nhà được xây liền khối. Ảnh: Thiên Ý
Nội thất tại đây được thiết kế, trang trí, mỹ thuật đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách bài trí truyền thống với nghệ thuật trưng bày hiện đại. Ảnh: Thiên Ý

Nội thất tại đây được thiết kế, trang trí, mỹ thuật đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách bài trí truyền thống với nghệ thuật trưng bày hiện đại. Ảnh: Thiên Ý

Ấm tích, bát đĩa, đồ dùng sinh hoạt của gia đình bà Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Thiên Ý
Ấm tích, bát đĩa, đồ dùng sinh hoạt của gia đình bà Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Thiên Ý
Thau đồng đồ dùng sinh hoạt của gia đình bà Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Thiên Ý

Thau đồng đồ dùng sinh hoạt của gia đình bà Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Thiên Ý

Mâm đồng đồ dùng sinh hoạt của gia đình bà Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Thiên Ý

Mâm đồng đồ dùng sinh hoạt của gia đình bà Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Thiên Ý

Chiếc khăn rằn thường được bà Nguyễn Thị Minh Khai dùng khi hoạt động ở Nam Kỳ (1936-1939). Ảnh: Thiên Ý
Chiếc khăn rằn thường được bà Nguyễn Thị Minh Khai dùng khi hoạt động ở Nam Kỳ (1936-1939). Ảnh: Thiên Ý
Kỷ vật bà Nguyễn Thị Minh Khai làm khi trong tù để tặng cho người con gái Lê Nguyễn Hồng Minh. Ảnh: Thiên Ý
Kỷ vật bà Nguyễn Thị Minh Khai làm khi trong tù để tặng cho người con gái Lê Nguyễn Hồng Minh. Ảnh: Thiên Ý
Phác họa bà Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Thị Nhuận đến chùa Diệc dự lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh cùng đông đảo nhân dân và học sinh thành phố Vinh ngày 27/3/1926. Ảnh: Thiên Ý
Phác họa bà Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Thị Nhuận đến chùa Diệc dự lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh cùng đông đảo nhân dân và học sinh thành phố Vinh ngày 27/3/1926. Ảnh: Thiên Ý
Thông qua những bức ảnh, hiện vật, tư liệu, bản đồ, bản trích, tranh vẽ minh họa sự kiện lịch sử để du khách phần nào hiểu được cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai.
Thông qua những bức ảnh, hiện vật, tư liệu, bản đồ, bản trích, tranh vẽ minh họa sự kiện lịch sử để du khách phần nào hiểu được cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai.
Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai được sắp xếp phân thành 3 khu vực với 3 chủ đề gồm: Quê hương gia đình của bà Nguyễn Thị Minh Khai; Sự nghiệp cách mạng của bà Nguyễn Thị Minh Khai; Đất nước, quê hương tri ân, tôn vinh bà Nguyễn Thị Minh Khai.
Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai được sắp xếp phân thành 3 khu vực với 3 chủ đề gồm: Quê hương gia đình của bà Nguyễn Thị Minh Khai; Sự nghiệp cách mạng của bà Nguyễn Thị Minh Khai; Đất nước, quê hương tri ân, tôn vinh bà Nguyễn Thị Minh Khai.
Đối với chủ đề 1: Trưng bày những bức ảnh, kỷ vật giới thiệu khái quát về vùng đất xứ Nghệ, mảnh đất địa linh nhân kiệt là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa, lịch sử, mảnh đất văn vật với những ngôi đền, ngôi chùa linh thiêng, cổ kính cùng với truyền thống yêu nước, nhân ái của gia đình đã góp phần ươm mầm nên khí tiết cách mạng, lòng yêu nước của bà Nguyễn Thị Minh Khai ngay từ thủa thiếu thời.

Đối với chủ đề 1: Trưng bày những bức ảnh, kỷ vật giới thiệu khái quát về vùng đất xứ Nghệ, mảnh đất địa linh nhân kiệt là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa, lịch sử, mảnh đất văn vật với những ngôi đền, ngôi chùa linh thiêng, cổ kính cùng với truyền thống yêu nước, nhân ái của gia đình đã góp phần ươm mầm nên khí tiết cách mạng, lòng yêu nước của bà Nguyễn Thị Minh Khai ngay từ thủa thiếu thời.

Chủ đề 2: Đây là chủ đề chính, thông qua những tư liệu được trưng bày tại đây cùng những câu chuyện nhỏ kể về bà từ khi sinh ra với thời ấu thơ đầy cá tính, thời tuổi trẻ sôi nổi với những hoạt động không biết mệt mỏi kể cả trong nước lẫn nước ngoài (Trung Quốc, Liên Xô)…
Chủ đề 2: Đây là chủ đề chính, thông qua những tư liệu được trưng bày tại đây cùng những câu chuyện nhỏ kể về bà từ khi sinh ra với thời ấu thơ đầy cá tính, thời tuổi trẻ sôi nổi với những hoạt động không biết mệt mỏi kể cả trong nước lẫn nước ngoài (Trung Quốc, Liên Xô)…
Chủ đề 3: Thể hiện sự kính trọng, tự hào của nhân dân cả nước đối với sự hy sinh cao cả của bà Nguyễn Thị Minh Khai – nữ chiến sỹ cộng sản kiên cường, nguyên Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ - Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn. Ảnh: Minh họa.

Chủ đề 3: Thể hiện sự kính trọng, tự hào của nhân dân cả nước đối với sự hy sinh cao cả của bà Nguyễn Thị Minh Khai – nữ chiến sỹ cộng sản kiên cường, nguyên Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ - Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn. Ảnh: Minh họa.

Theo Ban Quản lý Di tích tỉnh Nghệ An, từ giữa tháng 1/2024 đến nay Nhà lưu niệm bà Nguyễn Thị Minh Khai đã đón hơn 1.000 lượt khách tới thăm.

Bà Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 30/9/1910, trong một gia đình công chức nhỏ tại xã Vĩnh Yên, thị xã Vinh (nay là thành phố Vinh). Bố là ông Nguyễn Huy Bình quê ở làng Mọc (Nhân Chính, Hà Nội), làm Thư ký ga xe lửa ở Vinh từ năm 1907. Mẹ là bà Đậu Thị Thư quê ở xã Đức Tùng, huyện Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh), làm nghề buôn bán nhỏ ở chợ Vinh. Ông hiền lành ít nói, bà tháo vát, đảm đang và nghiêm khắc.

Từ nhỏ, Nguyễn Thị Vịnh đã được gia đình cho theo học các lớp chữ Quốc ngữ và sớm chịu ảnh hưởng tư tưởng yêu nước từ các thầy giáo Trần Phú, Hà Huy Tập... Năm 17 tuổi, bà đổi tên thành Nguyễn Thị Minh Khai để hoạt động cách mạng. Và cái tên ấy đã theo bà đến hết cuộc đời hoạt động cách mạng kiên cường của mình.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Gắn việc học đi đôi với hành'

Ảnh minh họa.
(PLVN) - “Gắn việc học đi đôi với hành”, là một ý quan trọng trong phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, khi dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên (HSSV) lần thứ VI, tổ chức tại Đại học (ĐH) Cần Thơ mới đây.

Nắng nóng sắp kết thúc ở Nam Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ ngày 16/5, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kết thúc. Ở Bắc Bộ, tình trạng mưa rào và dông vài nơi tiếp diễn vào chiều và đêm.

Hà Nội hỗ trợ gia đình các nạn nhân bị sạt lở vùi lấp tại Ba Vì

Lãnh đạo Thành phố thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân. Ảnh: hanoi.gov.vn
(PLVN) - Sáng nay (13/5), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo sở, ban, ngành Thành phố và lãnh đạo huyện Ba Vì đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn và trao hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân bị sạt lở vùi lấp.

Lời chia buồn

Lời chia buồn
(PLVN) - Đảng ủy, Ban biên tập Báo Pháp luật Việt Nam được tin:

Cất bốc 1 hài cốt liệt sĩ tại huyện Phú Lộc

Cán bộ, nhân viên Đội 192 cất bốc hài cốt liệt sĩ.
(PLVN) - Đội quy tập mộ liệt sĩ 192, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban CHQS huyện Phú Lộc và chính quyền địa phương mới tổ chức cất bốc, quy tập được 1 hài cốt liệt sĩ tại Khe cây quả (tổ dân phố 7, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Tuần này, Bắc Bộ tiếp tục mưa dông, trời mát

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong tuần này (13 – 19/5) mưa dông duy trì ở Bắc Bộ, trời tiếp tục mát mẻ. Trong khi đó khu vực Nam Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa.

Sập tường nhà dân ở Hà Nội do mưa lớn, 3 cháu nhỏ tử vong

Sập tường nhà dân ở Hà Nội do mưa lớn, 3 cháu nhỏ tử vong
Tin từ Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội, cho biết, đến khoảng 1h ngày 13/5, lực lượng chức năng gồm: Quân đội, Công an; các bộ phận liên quan của xã Ba Trại (huyện Ba Vì)… đã nỗ lực tìm kiếm và đưa được 3 nạn nhân ra khỏi khu vực bị sập, đổ tường nhà dân. Sau đó, cơ quan chức năng xác định cả 3 nạn nhân đã bị tử vong.

Đừng coi thường chuyện hạt cát

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi nhiều tiềm năng, trong đó có cát: Đất nước có 3.260km bờ biển, có các hệ thống sông ngòi dày đặc. Xưa kia, nhu cầu xây dựng ít, chuyện hạt cát bị coi thường, ví von “nhỏ như hạt cát”. Nhưng nay, cuộc sống hiện đại, công trình xây cất đâu đâu cũng mọc lên, thì hạt cát đã không phải là chuyện nhỏ. Cát từ chỗ là vật liệu xây dựng thông thường, đã được gọi là tài nguyên, khoáng sản.