Vì sao NSƯT Công Ninh không cần cascadeur, tự đảm cảnh hành động?

Tạo hình của NSƯT Công Ninh trong phim Hùng Long Phong Bá
Tạo hình của NSƯT Công Ninh trong phim Hùng Long Phong Bá
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong lần thứ 2 đảm nhận vai giang hồ, NSƯT Công Ninh mất từ 1 - 2 tiếng để hoá trang. Nam nghệ sĩ không cần cascadeur cho các cảnh hành động.

Mùa Tết này, NSƯT Công Ninh xuất hiện trong phim độc quyền (original series) Hùng Long Phong Bá với vai Cường - một mắc xích trong tứ trụ Cường – Hào – Chấn – Hưng, nhóm giang hồ khét tiếng lúc bấy giờ. Đây là lần thứ 2, nghệ sĩ Công Ninh đảm vai giang hồ sau một vai diễn khách mời trong phim điện ảnh Đỉnh mù sương (ra mắt 2020).

Hùng Long Phong Bá không phải là phim đầu tiên tôi đảm nhận vai giang hồ, trước đó, tôi từng diễn dạng vai tương tự trong phim điện ảnh Đỉnh mù sương nhưng vì vai khách mời nên khá nhỏ, ít phân đoạn. Với Hùng Long Phong Bá, nhân vật của tôi nặng tâm lý hơn, có nhiều diễn biến thể hiện nội tâm khá sâu”, NSƯT Công Ninh chia sẻ.

Nghệ sĩ Công Ninh cho biết anh có nhiều trải nghiệm mới khi đóng phim giang hồ. Ở mỗi ngày quay, ê-kíp hoá trang mất từ 1 - 2 tiếng để dán hình xăm lên khắp người. Ngoài ra, để chân thực nhất, các cảnh hành động trên phim đều do nam nghệ sĩ đảm nhận hoàn toàn mà không cần đến cascadeur.

“Ngày xưa tôi có học võ nên khi vào các thế đánh khác nhau, tôi khá nhuần nhuyễn. Trên phim trường, chỉ khi nào thực hiện góc máy cận, các diễn viên mới sử dụng hung khí thật còn đa số ở cảnh toàn đều dùng đạo cụ nên khá an toàn cho diễn viên. Dù vậy, khi tuổi đã cao, tôi cũng khá lo lắng khi tự thực hiện các cảnh hành động, sợ có tình huống bất ngờ xảy ra”, nam nghệ sĩ nói thêm.

NSƯT Công Ninh hi vọng khi khán giả xem phim sẽ cảm thấy được sự cố gắng trong từng phân cảnh của diễn viên và toàn bộ ê-kíp. Riêng với nhân vật Cường, nếu thuyết phục được người xem, đây sẽ là niềm vui lớn của nghệ sĩ Công Ninh vì anh dành nhiều tâm huyết khi hoá thân vào nhân vật.

Trong phim Hùng Long Phong Bá, một cuộc “trao quyền” sẽ diễn ra giữa các băng đảng giang hồ. Các nhóm này thanh trừng nhau vì có đụng chạm đến quyền lợi và địa bàn làm ăn. Trong đó, câu chuyện chính liên quan đến 4 chàng trai cùng quê gồm Hùng (Tùng Min), Long (Steven Nguyễn), Phong (Võ Đình Hiếu), Bá (Trầm Minh Hoàng) bước chân lên thành phố với mong muốn tạo dựng sự nghiệp, lo cho gia đình. Nhưng ngay khi vừa lên thành phố, họ bị kéo vào những cuộc ẩu đả của các băng nhóm khác nhau. Về sau, họ đứng trước nhiều lựa chọn cân não, lằn ranh giữa các quy chuẩn đạo đức và tham vọng tiền, quyền gần như không còn.

Hùng Long Phong Bá là bộ phim đầu tiên trong chuỗi phim hành động, tâm lý xã hội do Action C - nhà sản xuất các video võ thuật trên Youtube chỉ đạo, kết hợp cùng Galaxy Play. Chuỗi phim do Toni Dương Bảo Anh làm đạo diễn, kết hợp với đạo diễn Dương Minh Chiến - người đảm nhận vai trò chỉ đạo võ thuật.

Hùng Long Phong Bá là phim độc quyền đầu tiên ra mắt trong năm 2022 của Galaxy Play. Trong năm 2022, có 20 phim bộ độc quyền từ Galaxy Play sẽ ra mắt khán giả như phim tài liệu Trịnh Công SơnNgon từng ngõ ngách do Nguyễn Quang Dũng làm đạo diễn; Không sợ hãi - phim tài liệu về COVID-19 do đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thực hiện; cặp đạo diễn Trần Kamy, Trần Toàn với phim Container 39...

Tin cùng chuyên mục

Tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà sử học góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất (Ảnh: Y. Khương).

Hội thảo về Danh nhân Lưu Đình Chất

(PLVN) - Ngày 6/7/2024, Hội thảo “Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông” diễn ra tại huyện Hoằng Hóa, (Thanh Hóa), góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất, cũng như đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc.

Đọc thêm

Vẻ đẹp Tây Hồ trên khuôn nhạc

Vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. (Ảnh: Zing.vn)
(PLVN) - Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu, là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Như một lẽ rất tự nhiên, vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, nhạc họa, văn chương bao đời nay. Vẻ đẹp lung linh, lãng mạn của Hồ Tây được hiện lên trên từng khuôn nhạc.

'Vui lên nào, anh em ơi' - bộ phim ca ngợi sức mạnh tình bạn

"Vui lên nào, anh em ơi" hướng đến khẳng định giá trị bản thân, sức mạnh của tình bạn (ảnh trong phim)
(PLVN) - “Vui lên nào, anh em ơi” khẳng định sức mạnh của tình bạn, giá trị của niềm tin, sự khích lệ và lối sống tích cực. Bộ phim không chỉ mang đến cho khán giả những tiếng cười mà còn truyền tải những bài học quý giá về cuộc sống, khơi dậy sự lạc quan trong mỗi người.

18 tác phẩm hội họa tại 'Hồng Sen'

Một số bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam (ảnh Sơn Tùng).
(PLVN) - 18 tác phẩm hội họa có chủ đề về hoa sen thuộc bộ sưu tập “Hồng Sen” của nhà sưu tập Thúy Anh được trưng bày tại Hà Nội. Những bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam xuất hiện bên áo dài, nón lá đã tạo điểm nhấn đẹp đẽ, khó phai, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp bình dị

Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp đời thường (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” trưng bày 63 tác phẩm, là những sáng tác mới của 62 tác giả thuộc thuộc Câu lạc bộ Mỹ thuật sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc. Người xem có thể bắt gặp những hình ảnh bình dị với làng gốm, làng thổ cẩm, làng nón, phong cảnh bốn mùa, đình làng, Khuê Văn Các...

Phiêu lưu trong thế giới nghệ thuật rùa biển

Nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà có duyên với các dự án nghệ thuật cộng đồng hướng tới bảo vệ môi trường biển. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Với tỷ lệ sống rất thấp 1/1000 của rùa biển, nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà muốn thông qua hành trình phiêu lưu của rùa biển từ khi sinh ra đến khi được hòa mình vào đại dương, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và tỷ lệ 1/1000 cũng là cái tứ để Cao Thanh Thà chọn tạo ra 1001 rùa biển bằng gốm cho triển lãm nghệ thuật đầu tiên của mình.

“Tứ đại mỹ nhân” màn ảnh Việt thời xưa

“Tứ đại mỹ nhân” màn ảnh Việt thời xưa
(PLVN) - Những năm 60 - 70, Việt Nam có rất nhiều nữ diễn viên nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Trong đó bốn “ngọc nữ” được biết đến nhiều nhất là Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Thanh Nga và Trà Giang. Họ đã trở thành biểu tượng khó phai mờ trong lòng công chúng bao thế hệ.

'Viollage' gợi nhớ về những miền quê thanh bình

Tình yêu của nghệ sĩ trẻ Quỳnh Như với những miền quê qua "Viollage" (ảnh BTC).
(PLVN) - Những tác phẩm trong album “Viollage” của nghệ sĩ violin Quỳnh Như đều là những giai điệu nhẹ nhàng, thân quen với khán giả từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến nay, gợi nhớ về những miền quê mộc mạc, thanh bình và thắm đượm tình làng, nghĩa xóm.

Nỗ lực, bảo tồn, phát huy giá trị của Hồ Tây, Hà Nội

Bà Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Hà Nội (ảnh T.D)
(PLVN) - Ngày 19/6/2024, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN quận Tây Hồ tổ chức cuộc gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí, truyền hình nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo quận Tây Hồ đã thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của quận 6 tháng đầu năm 2024 và “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024”.

Định hình “căn cước văn hóa” cho di sản nghệ thuật chèo

Vở diễn “Như hạt mưa sa” thắng lớn tại Liên hoan Sân khấu các trường nghệ thuật của châu Á. (Ảnh: Trường ĐH SKĐA Hà Nội)
(PLVN) - Những làn điệu chèo cổ được người dân Đồng bằng Bắc Bộ lưu giữ như một nghệ thuật tiêu biểu, di sản văn hóa quý báu, lan tỏa, vang xa không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Hiện Việt Nam đang xúc tiến gửi hồ sơ trình UNESCO xét đưa nghệ thuật chèo vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

'Điểm chạm' văn hóa giữa ballet và văn hóa truyền thống

Thưởng thức nguyên bản kiệt tác Hồ Thiên Nga.
(PLVN) - Những năm gần đây, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam luôn sáng tạo và nỗ lực đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt qua những vở diễn nguyên bản đỉnh cao hay sự kết hợp nghệ thuật hội họa truyền thống và sự kết nối giữa truyền thuyết dân gian Việt Nam với nghệ thuật ballet cổ điển thế giới.