Hội thảo về Danh nhân Lưu Đình Chất

Tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà sử học góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất. (Ảnh: Y. Khương).
Tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà sử học góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất. (Ảnh: Y. Khương).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 6/7/2024, Hội thảo “Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông” diễn ra tại huyện Hoằng Hóa, (Thanh Hóa), góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất, cũng như đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc.

Hội thảo do Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa, Hội đồng Lưu tộc Việt Nam, UBND huyện Hoằng Hóa, UBND xã Hoằng Quý phối hợp tổ chức.

Gần 30 tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà sử học đã đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ cuộc đời, sự nghiệp, công trạng, vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông trong bối cảnh hiện nay, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Danh nhân Lưu Đình Chất là con trai của Lâm Quận công Lưu Đình Thường (Thưởng). Ông cũng là hậu duệ đời thứ 21 của Thái sư Lưu Cơ, người đã thừa kế trọn vẹn tài năng và truyền thống tốt đẹp của Thái sư. Theo sử liệu, ông đỗ đạt khá muộn. 42 tuổi, Lưu Đình Chất tham gia thi Đình, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), ông được phong chức Đô cấp sự trung (chức quan đứng đầu một cơ quan trong sáu khoa giúp việc sáu bộ thời Lê - Trịnh). Lưu Đình Chất sinh ra và lớn lên trong thời loạn, nên việc học và thi cử của ông gặp nhiều khó khăn.

Sau khi đỗ Hoàng giáp (1607), Lưu Đình Chất đảm nhận công việc ở Bộ Lại, đến năm 1613 thăng chức Tự khanh, tước Nhân Lĩnh bá. Đặc biệt sau đó, đến năm 1616, Lưu Đình Chất được cử làm Chánh sứ sang nhà Minh. Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tường cho rằng: “Nước ta kể từ khi nền khoa cử Nho học được tổ chức khá thường xuyên và quy củ, từ đời Trần (1225-1400) trở đi, người được cử vào chức Chánh sứ đều phải là bậc đỗ Đại khoa (tức Tiến sĩ, Hoàng giáp trở lên). Chính vì yêu đức độ, trọng tài học của Lưu Đình Chất, cho nên Triết vương Trịnh Tùng đã cử ông làm Chánh sứ sang nhà Minh tuế cống vào năm 1613”.

Đền Vạn Ngang (Hương Sơn linh từ), Đồ Sơn, Hải Phòng chụp thời Pháp thuộc (ảnh tư liệu).

Đền Vạn Ngang (Hương Sơn linh từ), Đồ Sơn, Hải Phòng chụp thời Pháp thuộc (ảnh tư liệu).

TS. Phạm Văn Ánh cho biết: “Đối với người được chọn làm Chánh sứ sang Trung Hoa, một trong những tiêu chí hàng đầu là người đó phải có tài “chuyên đối”, tức khả năng ứng đối một cách sắc bén, linh động, thỏa đáng; sự ứng đối đó không chỉ bằng lời nói, mà còn phải bằng thơ văn. Nói cách khác, người làm Chánh sứ phải có tài văn chương. Có thể thấy, mặc dù Toàn Việt thi lục chỉ chép lại được 18 bài thơ sứ trình của Lưu Đình Chất, song ngần ấy cũng đủ để người đọc thấy được phẩm chất, tài năng thơ ca và phần nào là tài năng ngoại giao của ông”.

Lưu Đình Chất sống, làm quan trong giai đoạn đất nước xảy ra nhiều biến động chính trị và nội chiến giữa các thế lực phong kiến. Cuộc chiến diễn ra giữa triều đình Lê - Trịnh với nhà Mạc kéo dài dai dẳng nhiều năm, cuối cùng cũng phân thắng bại khi Tiết chế Trịnh Tùng chiếm được kinh đô Thăng Long, từng bước tiêu diệt tàn quân nhà Mạc. Sau đó, xung đột Trịnh - Nguyễn lại ngày càng căng thẳng… Những xung đột chính trị, tranh giành quyền lực không chỉ khiến đời sống Nhân dân khổ cực mà bản thân những nho sĩ đương thời cũng không khỏi “tâm tư”. Với tinh thần thương dân, mùa đông năm Mậu Ngọ (1618) quan đại thần Lưu Đình Chất lại dâng lên chúa Trịnh Tùng tờ khải Sửa đức để dẹp điềm tai dị.

Đánh giá về Lưu Đình Chất, nhà sử học Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí đã dành sự khen ngợi: “Từ đời Hoằng Định đến Dương Hòa, Thịnh Đức là lúc triều đình lắm việc, phải sửa chính ở trong, dẹp loạn ở ngoài… Ông Lưu Đình Chất ở Quỳ Chử bày tỏ mưu hay, bổ ích rất nhiều”. Năm 1614, Tiến sĩ Lưu Đình Chất được ban chức Dinh điền Chánh sứ vùng biển Giao Thuỷ, Nam Định, đã xuất tiền đắp đê, lấn biển, lập ra 12 làng, trong đó có hai làng Hạ Cát (xã Hồng Thuận) và Diêm Điền (xã Bình Hoà), huyện Giao Thuỷ.

Với nhiều đóng góp quan trọng, Lưu Đình Chất được triều đình phong kiến Lê - Trịnh thăng Đô ngự sử, rồi Tá lý công thần, Thượng thư Bộ hộ, Tham tụng (Tể tướng), Thiếu bảo tước Phúc Quận công. Danh nhân Lưu Đình Chất còn là một nhà thơ lớn, đã để lại 19 bài thơ cận thể trong Toàn Việt thi lục. Năm 1627 ông mất, thọ 62 tuổi, được truy tặng Thiếu sư.

Ông được thờ phụng tại đình Đông Khê, Nhà thờ họ Lưu ở thôn Đông Khê và tại hai cụm di tích cấp quốc gia đền - chùa Hà Cát và Diêm Điền, huyện Giao Thuỷ, Nam Định. Đình Đông Khê và lăng mộ Ông được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 1993. Tên của ông được đặt cho trường THPT Lưu Đình Chất giai đoạn 2011 - 2019 tại xã Hoằng Quỳ, Hoằng Hoá, Thanh Hoá.

TS. Lưu Đình Chất là một nhà khoa bảng tiêu biểu, trong dòng chảy khoa bảng của vùng đất Cổ Đằng xưa, Hoằng Hóa ngày nay. Vì vậy TS. Lê Ngọc Tạo đề nghị, mong có trường PTCS, Tiểu học và đường phố mang tên Lưu Đình Chất tại Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trong lễ hội Bút Nghiên thường niên của huyện Hoằng Hóa, môn Giáo dục địa phương và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nên tăng cường nội dung giáo dục tấm gương của các danh nhân tiêu biểu của quê hương, trong đó có Lưu Đình Chất.

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại “Hà Nội- Tinh hoa Áo dài”. (Ảnh: Quang Thái)

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại 'Hà Nội - Tinh hoa Áo dài'

(PLVN) - Với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài”, Lễ hội Áo dài Du lịch 2024 diễn ra từ 4-6/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long. Lễ hội mang đến một điểm đến văn hóa, di sản độc đáo và trở thành sản phẩm du lịch thường niên của Hà Nội vào mùa thu.

Đọc thêm

Những chương trình nghệ thuật thiện nguyện đầy xúc cảm

Các nghệ sĩ, cán bộ Nhà hát Chèo Việt Nam đều mong muốn được đóng góp tài năng, tấm lòng của mình, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. (Ảnh: Liên Hương)
(PLVN) - Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ VH,TT&DL, Cục Nghệ thuật biểu diễn 12 Nhà hát trực thuộc Bộ VH,TT&DL đã tổ chức các chương trình nghệ thuật đầy xúc cảm, quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Toàn bộ nghệ sĩ, diễn viên thuộc Bộ không nhận thù lao với mong muốn sẽ đóng góp được nhiều nhất cho đồng bào. Đặc biệt rất đông khán giả cũng đã biết đến chương trình và đến ủng hộ các Nhà hát.

Mẹ đơn thân có thể thi Hoa hậu đa văn hóa thế giới

Theo BTC, mỗi người đẹp tham gia cuộc thi “Hoa hậu đa văn hóa thế giới 2025” sẽ là đại sứ văn hóa (Ảnh: NHL).
(PLVN) - Mỗi người đẹp tham gia cuộc thi “Hoa hậu đa văn hóa thế giới 2025” sẽ là đại sứ văn hóa giúp xây dựng cầu nối giữa các quốc gia; góp phần thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế thông qua việc tôn vinh các giá trị văn hóa khác biệt, độc đáo. Các thí sinh độ tuổi từ 18 đến 33, tốt nghiệp THPT, chưa từng kết hôn, mẹ đơn thân... có thể tham gia cuộc thi.

'Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới'

Các đại biểu tại "Hội thảo giới thiệu tiềm năng du lịch và điện ảnh Việt Nam"(Ảnh: BTC).
(PLVN) - Nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch và điện ảnh Việt Nam, Bộ VH,TT&DL mới tổ chức Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California (Mỹ).

Phim dự liên hoan Cannes bấm máy tại Samten Hills Dalat

Phim dự liên hoan Cannes bấm máy tại Samten Hills Dalat
(PLVN) - Phim ‘Love in Vietnam’ - Tác phẩm tham gia Liên hoan phim Quốc tế Cannes chọn Không gian Văn hóa Tâm linh Phật giáo nổi tiếng thế giới Samten Hills Dalat (thôn Kambute, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) làm phim trường chính. Những thước phim đầu tiên chính thức bấm máy vào ngày hôm qua (23/9).

Các nghệ sĩ nổi tiếng cùng thăng hoa 'Cảm xúc tháng 10'

Các nghệ sĩ nổi tiếng cùng thăng hoa “Cảm xúc tháng 10”. (ảnh BTC)
(PLVN) - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Cảm xúc tháng 10", chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt với các tác phẩm nổi tiếng viết về Hà Nội. Chương trình quy tụ đông đảo các nghệ sĩ nổi tiếng thuộc các thế hệ tại Khoa Thanh nhạc (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

29 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc 'In bóng tinh hoa'

Thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. (ảnh: Art & Auction)
(PLVN) - “In bóng tinh hoa” là ý tưởng nghệ thuật, là hồi quang lấp lánh các giá trị nhiều thế hệ bồi đắp, tinh hoa không phải sự ràng buộc giáo điều, tinh hoa luôn được viết tiếp những trang mới, bằng sinh lực và các giá trị mới. 29 tác phẩm nghệ thuật trong triển lãm này là một câu chuyện viết chung cho những trang văn hoá thời đại mới.

“Đàn ông không cần khóc” với những câu chuyện đầy cảm hứng

“Đàn ông không cần khóc” với những câu chuyện đầy cảm hứng
(PLVN) - Những hình ảnh trong MV như một bộ phim ngắn với những cảnh đời khác nhau, đều phải đi qua rất nhiều thử thách cuộc đời, để họ không khóc “dù tâm bão đang giày xéo trong đêm",họ lặng im đi qua sóng gió đời mình mà trong lòng “ôm dòng sông cuộn dâng chảy xiết”.

Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới

Bối cảnh Vịnh Hạ Long xuất hiện hoành tráng trên trailer bộ phim “Kong - Skull Island”. (Nguồn: Trailer Kong - Skull Island)
(PLVN) - Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá điểm đến du lịch, tiềm năng bối cảnh quay phim, thu hút các hãng phim Hollywood đến Việt Nam thực hiện quay các bộ phim có sức hút lớn, có khả năng tạo hiệu ứng truyền thông quốc tế, thúc đẩy quảng bá và thu hút khách du lịch đến Việt Nam.

NSƯT Hoàng Tùng tri ân bậc sinh thành nhân dịp Tết đoàn viên

NSƯT Hoàng Tùng tri ân bậc sinh thành nhân dịp Tết đoàn viên
Nhân Tết Trung thu 2024 - Tết của tình thân, NSƯT Hoàng Tùng cho ra mắt tác phẩm âm nhạc mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già” với mong muốn tri ân cha mẹ, cũng như nói lên tiếng lòng của những người con hãy luôn trân quý, yêu thương, quan tâm đến đấng sinh thành đang già đi theo tháng năm.