Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…
Các hoạt động của dự án Trăm năm một cõi lan tỏa nghệ thuật hát bội tới công chúng của nhóm bạn trẻ Gen Z. (ảnh: nhóm sinh viên FPT)

Các hoạt động của dự án Trăm năm một cõi lan tỏa nghệ thuật hát bội tới công chúng của nhóm bạn trẻ Gen Z. (ảnh: nhóm sinh viên FPT)

Phương thức trình diễn cổ truyền

Hát bội hay còn gọi là hát tuồng là loại văn nghệ trình diễn cổ truyền, được hình thành trên cơ sở ca, vũ, nhạc và các trò diễn xướng dân gian niên đại hàng trăm năm của dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu ghi lại thì hát bội xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XII. Nhắc tới hát bội thì phải nhắc đến những cái tên Đào Duy Từ, Đào Tấn. Đào Duy Từ (1572 - 1634) là người có công đầu trong việc phổ biến và phát triển nghệ thuật hát bội ở Đàng Trong. Được sự khuyến khích của chính quyền Chúa Nguyễn, hát bội phát triển đến độ hoàn thiện về nghệ thuật trình diễn và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người dân. Miền Trung được xem là “đất tuồng” cũng là vì thế. Còn Đào Tấn (1845 - 1907) là người đưa hát bội trở thành nghệ thuật hàn lâm khi chú trọng phát triển theo hướng văn chương bác học, chỉ dành cho những trí thức cung đình. Ông được xem là người đã đưa hát bội lên đến đỉnh cao về nghệ thuật cũng như văn chương.

Hát bội là lối kể chuyện, hát xướng dân gian gồm các dạng như hát xây chầu, hát thưởng, hát giàn, hát chặp. Nhóm tuồng hát gồm tuồng văn và tuồng võ, tuồng nho và tuồng thầy, tuồng truyện và tuồng đồ. Về điệu thức có nói lối, xướng, bạch; hát khách; hát nam; hát chúc mừng; ngâm, thán, oán… Bên cạnh lối hát, hát bội còn đặc sắc ở nghệ thuật hóa trang trên khuôn mặt diễn viên thể hiện tính cách nhân vật. Minh quân mặt trắng hồng, râu dài. Hôn quân thì mặt xanh, mặt rằn, râu rìa. Trung thần mặt trắng hồng, ít hóa trang. Gian thần mặt mốc, xám…

Trong kho tàng tuồng Việt Nam từ xưa đến nay, ước tính có khoảng 500 vở tuồng, nhưng văn bản thất lạc phần lớn. Có thể kể những vở tuồng tiêu biểu: Sơn Hậu, Tâm Nữ đồ vương, Đào Phi Phụng, Lý Phụng Đình, Vạn Bản trình tường, Quần Phương hiển thụy, Hộ sinh đàn, Mã Phụng Cầm, Kim Thạch kì duyên, Trưng nữ vương… và những vở tuồng đồ: Nghêu - Sò - Ốc - Hến, Trần Bồ, Trương Ngáo…

Giới trẻ gìn giữ di sản của cha ông

Để gìn giữ di sản niên đại nhiều thế kỷ ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng. Mới đây là cuộc triển lãm với chủ đề “Dân gian trong Gen Z” được diễn ra từ ngày 1 - 31/7/2024, tại Khu trải nghiệm, Di tích đặc biệt quốc gia Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) do Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám và TiredCity tổ chức trưng bày 39 tác phẩm tranh minh họa về chủ đề văn hóa dân gian của các họa sĩ trẻ thuộc thế hệ Gen Z (sinh từ giữa những năm 1990 - 2010). Các tác phẩm minh họa đặc sắc với ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại đã khéo léo truyền tải và tôn vinh nét đẹp văn hóa dân gian Việt Nam, trong đó có nghệ thuật hát bội.

Cũng trong dịp hè 2024, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM phối hợp với nhóm Hiếu Văn Ngư thực hiện chuỗi chương tìm hiểu về nghệ thuật hát bội. Sự kiện diễn ra xuyên suốt trong 2 tháng (từ ngày 14/6 - 10/8) với các buổi talkshow và workshop. Trong đó, tâm điểm là 5 talkshow “Ca biện phấn hành”, khán giả sẽ được tìm hiểu về hát bội một cách bài bản và có tương tác, với các nội dung: Kể chuyện cổ kim sân khấu Việt Nam; Giá trị của nghệ thuật hát bội thông qua vẽ mặt, phục trang; Hát - nói và âm nhạc; Những áng văn chương sáng ngời giá trị đạo đức trong hệ thống kịch bản hát bội; đặc biệt, talkshow cuối cùng sẽ là chương trình biểu diễn vở “San Hậu”, tác phẩm hát bội kinh điển với phần dẫn chuyện, thuyết minh từ các nhà nghiên cứu. Song song phần diễn thuyết là các lớp biểu diễn: Chúc phúc trong nghi lễ Đại bội, các tiết mục kinh điển: Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Châu Sáng tá Thanh Long, Tống tửu Ô Hắc Lợi… do các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM trình diễn.

Trước đó, nhiều dự án của các bạn trẻ giúp lan tỏa giá trị cũng như gìn giữ nghệ thuật hát bội đã ra đời như: “Vẽ về hát bội” do hai họa sĩ trẻ Huỳnh Kim Nguyên và Phùng Nguyên Quang khởi xướng, “Vang vọng trống chầu” của Echoing Drum, phim ngắn về hát bội “Trăm năm một cõi”, triển lãm “Gánh hát lưu diễn muôn phương”, những tác phẩm của nền tảng giáo dục “Vang vọng trống chầu” và các sản phẩm “Bội ký”… của các sinh viên thuộc Khoa Quản trị truyền thông đa phương tiện của Trường Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh, “Hát bội 101” của nhóm Hiếu Văn Ngư, “Bảo tàng số nghệ thuật truyền thống” của nhóm bạn trẻ Trường Ca kịch viện thực hiện…

Có thể thấy, với các dự án của mình, các bạn trẻ Gen Z đã sáng tạo, khoác lên hát bội khoác áo mới với hơi thở thời đại, trẻ trung nhưng vẫn giữ được hồn của di sản nghệ thuật sân khấu truyền thống chứa đựng bao nét đẹp văn hoá, tinh hoa của người Việt, từ đó có thể dễ dàng tiếp cận hơn với các bạn trẻ và công chúng yêu nghệ thuật trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các dự án đều do sinh viên hoặc các bạn trẻ thực hiện. Vì lý do kinh phí có hạn nên các dự án chỉ kéo dài trong vài tháng. Hơn ai hết, các bạn trẻ mong muốn được sự chung tay của xã hội làm cầu nối đưa hát bội đến gần hơn với công chúng, lan tỏa rộng hơn, sâu hơn để vẻ đẹp di sản nghệ thuật dân tộc trường tồn với thời gian.

Đọc thêm

'Vui lên nào, anh em ơi' - bộ phim ca ngợi sức mạnh tình bạn

"Vui lên nào, anh em ơi" hướng đến khẳng định giá trị bản thân, sức mạnh của tình bạn (ảnh trong phim)
(PLVN) - “Vui lên nào, anh em ơi” khẳng định sức mạnh của tình bạn, giá trị của niềm tin, sự khích lệ và lối sống tích cực. Bộ phim không chỉ mang đến cho khán giả những tiếng cười mà còn truyền tải những bài học quý giá về cuộc sống, khơi dậy sự lạc quan trong mỗi người.

18 tác phẩm hội họa tại 'Hồng Sen'

Một số bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam (ảnh Sơn Tùng).
(PLVN) - 18 tác phẩm hội họa có chủ đề về hoa sen thuộc bộ sưu tập “Hồng Sen” của nhà sưu tập Thúy Anh được trưng bày tại Hà Nội. Những bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam xuất hiện bên áo dài, nón lá đã tạo điểm nhấn đẹp đẽ, khó phai, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp bình dị

Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp đời thường (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” trưng bày 63 tác phẩm, là những sáng tác mới của 62 tác giả thuộc thuộc Câu lạc bộ Mỹ thuật sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc. Người xem có thể bắt gặp những hình ảnh bình dị với làng gốm, làng thổ cẩm, làng nón, phong cảnh bốn mùa, đình làng, Khuê Văn Các...

Phiêu lưu trong thế giới nghệ thuật rùa biển

Nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà có duyên với các dự án nghệ thuật cộng đồng hướng tới bảo vệ môi trường biển. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Với tỷ lệ sống rất thấp 1/1000 của rùa biển, nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà muốn thông qua hành trình phiêu lưu của rùa biển từ khi sinh ra đến khi được hòa mình vào đại dương, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và tỷ lệ 1/1000 cũng là cái tứ để Cao Thanh Thà chọn tạo ra 1001 rùa biển bằng gốm cho triển lãm nghệ thuật đầu tiên của mình.

“Tứ đại mỹ nhân” màn ảnh Việt thời xưa

“Tứ đại mỹ nhân” màn ảnh Việt thời xưa
(PLVN) - Những năm 60 - 70, Việt Nam có rất nhiều nữ diễn viên nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Trong đó bốn “ngọc nữ” được biết đến nhiều nhất là Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Thanh Nga và Trà Giang. Họ đã trở thành biểu tượng khó phai mờ trong lòng công chúng bao thế hệ.

'Viollage' gợi nhớ về những miền quê thanh bình

Tình yêu của nghệ sĩ trẻ Quỳnh Như với những miền quê qua "Viollage" (ảnh BTC).
(PLVN) - Những tác phẩm trong album “Viollage” của nghệ sĩ violin Quỳnh Như đều là những giai điệu nhẹ nhàng, thân quen với khán giả từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến nay, gợi nhớ về những miền quê mộc mạc, thanh bình và thắm đượm tình làng, nghĩa xóm.

Nỗ lực, bảo tồn, phát huy giá trị của Hồ Tây, Hà Nội

Bà Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Hà Nội (ảnh T.D)
(PLVN) - Ngày 19/6/2024, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN quận Tây Hồ tổ chức cuộc gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí, truyền hình nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo quận Tây Hồ đã thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của quận 6 tháng đầu năm 2024 và “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024”.

Định hình “căn cước văn hóa” cho di sản nghệ thuật chèo

Vở diễn “Như hạt mưa sa” thắng lớn tại Liên hoan Sân khấu các trường nghệ thuật của châu Á. (Ảnh: Trường ĐH SKĐA Hà Nội)
(PLVN) - Những làn điệu chèo cổ được người dân Đồng bằng Bắc Bộ lưu giữ như một nghệ thuật tiêu biểu, di sản văn hóa quý báu, lan tỏa, vang xa không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Hiện Việt Nam đang xúc tiến gửi hồ sơ trình UNESCO xét đưa nghệ thuật chèo vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

'Điểm chạm' văn hóa giữa ballet và văn hóa truyền thống

Thưởng thức nguyên bản kiệt tác Hồ Thiên Nga.
(PLVN) - Những năm gần đây, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam luôn sáng tạo và nỗ lực đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt qua những vở diễn nguyên bản đỉnh cao hay sự kết hợp nghệ thuật hội họa truyền thống và sự kết nối giữa truyền thuyết dân gian Việt Nam với nghệ thuật ballet cổ điển thế giới.

'Tình lỡ' giữa dòng đời nghiệt ngã của nhạc sĩ Thanh Bình

Cố nhạc sĩ Thanh Bình và ca sĩ Ánh Tuyết. (Nguồn: HĐN)
(PLVN) - Nhắc đến nhạc sĩ Thanh Bình, có thể sẽ ít người nhớ đến tên tuổi của ông tuy nhiên nhắc đến bài hát “Tình lỡ” thì từ Nam ra Bắc, nhiều người vốn không lạ gì. Nổi tiếng là thế nhưng bài hát không mang lại nhiều danh tiếng, tiền bạc cho nam nhạc sĩ mà mang lại cho ông đường tình duyên buồn như tên gọi “Tình lỡ”.

“Cha để lại cho con” tôn vinh tình phụ tử

"Cha để lại cho con" đã thể hiện tấm lòng và sự dạy dỗ của người cha giúp con nên người ( ảnh T.Trung)
(PLVN) - “Công cha như núi Thái Sơn”, nhân Ngày của Cha (16/6), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã ra mắt ca khúc “Cha để lại cho con”. Ca khúc đã thể hiện tấm lòng và sự dạy dỗ của người cha giúp con nên người.