"Phước khùng" - kẻ “không số má”

MPK Phước gắn với nhiều giai thoại ở phố núi Đà Lạt. Quanh năm ngày tháng chỉ độc bộ quần áo với chiếc thổ cẩm miền Thượng và mái tóc dài quá lưng, gã lang thang qua những núi đồi Đà Lạt, ghi lại hàng nghìn bức ảnh. Nhiều người gọi gã là Phước "khùng”, nhưng xem mấy cuộc triển lãm của hắn thì tôi lại cho Phước chẳng hề khùng mà rất thông minh là đằng khác.

MPK Phước gắn với nhiều giai thoại ở phố núi Đà Lạt. Quanh năm ngày tháng chỉ độc bộ quần áo với chiếc thổ cẩm miền Thượng và mái tóc dài quá lưng, gã lang thang qua những núi đồi Đà Lạt, ghi lại hàng nghìn bức ảnh. Nhiều người gọi gã là Phước "khùng”, nhưng xem mấy cuộc triển lãm của hắn thì tôi lại cho Phước chẳng hề khùng mà rất thông minh là đằng khác.

Phước
Phước "khùng"

1. Cái ba lô bạc phếch luôn trên vai, với đôi cánh tay trần của hắn là hình ảnh rất "khùng”, và cũng là điều bí ẩn mà khó ai đoán nổi trong đó có những gì. Thế là tôi lục ngay ba lô của hắn để ở trên ghế. Nhà văn Lê Công cười vì hành động vừa xin phép vừa hành động rất nhanh của tôi.

Quả là hắn dễ tính, cho dù chưa ai lục tung ba lô của hắn cả, nên chỉ toét miệng cười nhìn tôi, tỏ ra bất cần. Tôi lôi từng thứ ra bàn. Ống kính. Chẳng lạ. Mấy cuộn phim. Tất nhiên. Một máy cơ cổ lỗ sĩ Nikon SMZ. Thì hắn vẫn dùng mấy chục năm nay. Gói thuốc lá. Hi Hi... Hắn nhìn tôi cười. Tôi lục tiếp. Một bật lửa ga. Hắn lại cười một cách hồn nhiên. Tôi vét tới đáy ba lô thì vớ được một cuốn sổ đã nát cùng cây bút và vài ba tờ giấy ghi chép chằng chịt.

Hắn đột nhiên tỏ ra mất bình tĩnh khi cười một cách ngượng nghịu. Tôi lật vài trang sổ tay, và chợt dừng lại mấy bản nhạc mà hắn viết rất cẩn thận. Tôi nhẩm đọc, nào là "Tình cờ”, "Trăng gày” hay "Đoá hồng nhỏ”... ở dưới còn ghi thời gian vào 1984 hay 1985. Con số đã nhoè theo thời gian. Lúc này thấy Phước ngồi lặng đi nên tôi bỗng thấy như mình đã phát hiện ra điều gì đó hệ trọng lắm trong cuộc đời hắn.

Quả vậy, hắn đã kể lại rằng đó là một câu chuyện buồn khi hắn ở tuổi hai mươi bẩy. Khi ấy hắn thấy mình bế tắc mất phương hướng và cho là cuộc đời thật vô nghĩa. Hắn đau khổ với cuộc sống nghèo túng, đói khát của mình và định tự vẫn để hòng thoát khỏi mọi nỗi nhân tình thế thái trên cõi đời. Thật bất ngờ đúng lúc đó một cô bé mười ba tuổi xuất hiện.

Chính giọng nói trong trẻo ngây thơ của cô bé vang lên với những câu hỏi về hoa về con suối đã làm hắn giật mình như thoát khỏi cơn mê. Và đôi mắt sáng long lanh kia đã kéo hắn ra khỏi sự u tối trong tâm hồn. Hắn quỳ xuống trước cây thông già rồi chạy như bay về nhà ôm mặt khóc.

Thế là đêm đó hắn viết mấy bản nhạc liền để muốn hát lên tiếng thảng thốt của lòng mình và muốn cám ơn cô bé xinh đẹp. Hắn cứ giữ năm bản nhạc sám hối đó cho đến nay, ở đáy ba lô và nuôi hy vọng luôn luôn sẽ gặp được ân nhân, mỗi khi tuyệt vọng.

Vậy thì ra có người kể hắn đã viết tới dăm chục ca khúc là có lý. Tôi hỏi mới đây viết được bài gì không. Có!. Hắn trả lời và nói luôn tên bài hát là "Nắng Lạnh”. Rồi chẳng cần yêu cầu hắn hát luôn với một cái giọng khê nồng vì thuốc lá nhưng lại ấm áp làm sao, da diết và bâng khuâng xiết bao...

Bất chợt một tờ giấy rơi xuống đất, tôi vội nhặt lên xem và đọc mấy câu thơ. Chắc hắn còn làm thơ. Tôi định đọc thì hắn giật lấy rồi nói, phải để hắn đọc, vì đây là sự chiêm nghiệm của hắn sau một lần chụp bức ảnh Nhật thực mà nên. Hắn nói khi mặt trời bị lấp bóng trời đất tối xẫm trước ống kính. Hắn ngã. Bóng hắn hoà nhập vào trong vũ trụ và mới huyền diệu làm sao khi con người mình bỗng tan biến vào hư không. Hắn triết luận một hồi rồi đọc:

Trăm năm thoáng chốc vô biên

Trăm năm thoáng chốc nguyệt huyền nhật hoa

Trăm năm thoáng chốc thật là

Trăm năm thoáng chốc chợt ta, chợt mình”

Giọng hắn vẫn thế như khi hát. Khê, nhưng lại đặc quánh chất lãng tử bất cần đời như nhà thơ khùng Bùi Giáng vậy. Mắt hắn lim dim, rồi tu luôn một hơi hết chai bia Sài Gòn đỏ. Bọt bia như pháo hoa dính trên bộ râu lộn xộn của hắn. Một nụ cười hồn nhiên con trẻ hiện lên từ khuôn mặt khắc khổ ấy.

2. Trên đường đến nhà Phước, trên đường Nguyễn Hữu Huân, tôi còn nghe Lê Công kể hối hắn lấy vợ, anh em văn nghệ Lâm Đồng đưa chuyện rằng, nghe tin đó, đàn bà, con gái Đà Lạt mừng rơn vì không còn bóng dáng người rừng ấy đi lang thang vào đêm tối ở thành phố đầy sương phủ này nữa. Họ sợ bị hắn nhát ma lắm.

Nghe mọi người bàn tán thế mà hắn chỉ cười khúc khích và còn thấy vui nữa. Nhưng cái việc hắn bán năm bộ ảnh để mua nhà thì ai cũng thấy hắn đúng là một người đàn ông đích thực, khi biết lo toan lâu dài cho đời mình, thoát khỏi cảnh thuê mướn ở nhờ, ở đậu bạn bè suốt mấy chục năm ròng.

Tôi bước vào nhà hắn phải lách rất khéo vì nếu không sẽ đổ hoặc đánh rơi vài thứ, vì diện tích đâu như chỉ có 17,3 m2 mà ngổn ngang lắm thứ. Cây đàn treo tường cùng bao thứ tạp phí lù sưu tầm được. Ảnh treo khắp nơi và để ở mọi xó nhà có thể.

Riêng cái tủ giữ hàng ngàn bộ phim ảnh thì phải nói là thứ quan trọng nhất trong ngôi nhà nhỏ bé này. Lại còn nào là bát đĩa, nồi niêu xoong chảo và cốc tách ngổn ngang đánh dấu một cuộc bù khú bạn bè chỉ vừa mới đây thôi. Hắn nhìn tôi cười và mời ngồi xuống... sàn nhà, lại còn lắp bắp nói rằng, thế là gọn gàng lắm rồi đó, vợ vắng nhà nên gà mọc đuôi tôm là thường xuyên.

Rồi hắn kể khi phải bán tác phẩm của mình thấy xót lắm, sụt sùi mất mấy ngày, nhưng rồi đành mặc cho con tạo xoay vần, biết đâu sau khi lấy vợ sẽ đổi đời khá giả hơn.

Hỏi thêm chuyện vợ con mới hay, hắn khùng thật và nghĩ không ai như hắn. Vợ có nhà cửa ở Sài Gòn mà không chịu theo về để lập nghiệp, vậy mà chỉ được ít bữa nửa tháng, hắn tót về Đà Lạt. Thỉnh thoảng vài ba tháng cô vợ trẻ trung, ngót nửa số tuổi của hắn lại phải lên núi thăm chồng. Đúng là nửa đời, nửa đoạn.

Hắn gãi đầu rồi bộc bạch, nhiều lúc thấy đời mình là cái hạt mầm gieo vào lòng đất Đà Lạt, thành cái thân cây không thể bứng đi đâu được. Nếu nhảy đi nơi khác thì hắn không bao giờ là một MPK nữa, và không khéo nổi cơn điên thật sự. Nói đến thế thì phải chịu hắn có lý. Trong lòng tôi lại chợt nghĩ hắn chẳng hề khùng tí nào khi yêu quê hương mình đến vậy. Hắn còn cười nói như một đứa trẻ rằng, vợ cũng cho phép và thỉnh thoảng còn mua quà lên cho hắn.

Nhưng hắn lại khoe nhờ có bữa cơm của vợ mà hắn nghĩ ra đề tài về mầm cây đó. Bộ ảnh "Mầm” đã được triển lãm. Ấy là trong khi chờ vợ chuẩn bị cơm, hắn bất chợt cầm một cọng giá giơ lên trước ánh sáng cửa sổ và phát hiện ra vẻ đẹp kỳ lạ của mầm đỗ, khi được chiếu dọi trước chùm ánh sáng thiên nhiên.

Thế là một đề tài xuất hiện với hàng trăm bức ảnh sau đó hắn cặm cụi thu được trong một năm trời. Hắn đi và đi. Khắp nơi, khắp chốn để chụp lại những khoảnh khắc bất chợt của những mầm cây khi bật chồi lên sự sống. Hắn có triết lý của mình mỗi khi tìm ra một đề tài với nhận thức rằng, cái đẹp ở ngay cạnh mình, từ những sự vật bé nhỏ nhất.

Chính với cảm xúc đó mà hắn trở thành nhà thơ của thiên nhiên Đà Lạt. Các bộ ảnh như "Khát”, "Hoa dại”, "Giọt sương”, "Mắt côn trùng”... và mới đây là "Ứa” thành công vì lẽ đó. Hắn sáng tạo một cách hồn nhiên, với những khám phá ý tưởng mới lạ qua những điều tưởng như rất quen thuộc với mọi người.

Chính vì sự hoà mình vào thiên nhiên hết mình như vậy, mà không bao giờ hắn chụp ảnh về con người. Ảnh duy nhất là chụp cánh tay hắn giơ thẳng về phía mặt trời, như một sự khát khao muốn vươn tới vũ trụ sáng tạo. Và, vũ trụ sáng tạo của hắn lại trở về mặt đất; đó là những giọt sương, giọt nhựa thông, ánh mắt của những con cá vàng trong bể cảnh, hoặc nhụỵ hoa đang lên hương, những cây hoa dại ven đường... và kể cả những chuyện ân ái giữa những con vật nhỏ bé. Tất cả dường như gắn bó cuộc đời dâu bể sóng gió của hắn, cho dù luôn sống trong cảnh cơ hàn.

Vương Tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.