Phụ nữ Singapore chia sẻ về Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đáng nhớ

(PLVN) -  Từ việc chuẩn bị cho cả nhà một đĩa gỏi cá Yusheng khổng lồ đến việc trang trí từng góc nhà bằng những đồ vật thu thập từ những chuyến du lịch trong quá khứ. Tết Nguyên Đán Nhâm Dần của các gia đình Singapore cũng không kém phần rực rỡ và sôi động như tại Việt Nam, tràn đầy hy vọng về một năm mới thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc.
Mặc dù trong vài năm trở lại đây, Tết Nguyên Đán ở quốc đảo sư tử đã tương đối "im ắng” hơn so với thời điểm trước đại dịch, nhưng đây vẫn là khoảng thời gian đáng trân trọng với mỗi người dân Singapore để các thành viên trong gia đình kết nối với nhau và chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ đầu năm cùng những món ăn ngon lành. (Ảnh: CNA)

Mặc dù trong vài năm trở lại đây, Tết Nguyên Đán ở quốc đảo sư tử đã tương đối "im ắng” hơn so với thời điểm trước đại dịch, nhưng đây vẫn là khoảng thời gian đáng trân trọng với mỗi người dân Singapore để các thành viên trong gia đình kết nối với nhau và chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ đầu năm cùng những món ăn ngon lành. (Ảnh: CNA)

Chia sẻ với Channel News Asia, Fanty Soenardy cho biết điều cô yêu thích nhất trong dịp Tết chính là không khí lễ hội và các cuộc sum vầy cùng với những người thân yêu và kỷ niệm sự khởi đầu mới. ”Mọi người đều tràn đầy năng lượng tích cực và hạnh phúc, gửi tặng đến nhau những lời chúc phúc tốt lành - một sự rung cảm tuyệt vời. Mùa lễ hội đối với tôi luôn tràn đầy niềm vui và tiếng cười.”, cô chia sẻ. Vào buổi sáng đầu tiên năm mới, theo truyền thống của gia đình, trẻ con sẽ mặc những bộ quần áo mới rực rỡ sắc màu, cầm trong tay hai quả cam và đến chúc mừng năm mới bố mẹ. Soenardy cho biết đây là một khoảnh khắc rất ấm lòng đối với người làm cha mẹ khi được nghe những lời chúc tốt đẹp từ con cái của mình. (Ảnh: Soenardy và con trai)

Chia sẻ với Channel News Asia, Fanty Soenardy cho biết điều cô yêu thích nhất trong dịp Tết chính là không khí lễ hội và các cuộc sum vầy cùng với những người thân yêu và kỷ niệm sự khởi đầu mới. ”Mọi người đều tràn đầy năng lượng tích cực và hạnh phúc, gửi tặng đến nhau những lời chúc phúc tốt lành - một sự rung cảm tuyệt vời. Mùa lễ hội đối với tôi luôn tràn đầy niềm vui và tiếng cười.”, cô chia sẻ.

Vào buổi sáng đầu tiên năm mới, theo truyền thống của gia đình, trẻ con sẽ mặc những bộ quần áo mới rực rỡ sắc màu, cầm trong tay hai quả cam và đến chúc mừng năm mới bố mẹ. Soenardy cho biết đây là một khoảnh khắc rất ấm lòng đối với người làm cha mẹ khi được nghe những lời chúc tốt đẹp từ con cái của mình. (Ảnh: Soenardy và con trai)

Sau đó, cả gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức bữa ăn tân niên tại nhà. Soenardy cho biết, món ăn yêu thích của cô trong ngày đầu năm là mì trường thọ - món ăn tượng trưng cho sức khoẻ và may mắn dài lâu. (Ảnh: Soenardy)

Sau đó, cả gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức bữa ăn tân niên tại nhà. Soenardy cho biết, món ăn yêu thích của cô trong ngày đầu năm là mì trường thọ - món ăn tượng trưng cho sức khoẻ và may mắn dài lâu. (Ảnh: Soenardy)

Hàng năm, cô cũng sẽ nấu món bánh truyền thống "kueh lapis" để mời bạn bè và gửi đến những người thân yêu khác trong gia đình, họ hàng, như một lời chúc tốt đẹp đến họ. (Ảnh: Soenardy)

Hàng năm, cô cũng sẽ nấu món bánh truyền thống "kueh lapis" để mời bạn bè và gửi đến những người thân yêu khác trong gia đình, họ hàng, như một lời chúc tốt đẹp đến họ. (Ảnh: Soenardy)

Còn đối với Karen Soh, cô cũng yêu thích những món ăn dịp Tết và các buổi sum họp gia đình. Một truyền thống dịp Tết mà cả gia đình cô luôn tuân thủ hàng năm là luôn luôn tập hợp tất cả mọi người về nhà trong một bữa ăn dịp Tết. Karen Soh yêu thích nhất là gỏi cá yusheng bởi vì chỉ có dịp Tết mới được thưởng thức món ăn này, đặc biệt khi ăn với cá sashimi trắng tươi ngon. Trong khi thưởng thức món ăn này, mọi người cũng sẽ dành cho nhau nhiều lời chúc về sự thịnh vượng, may mắn, sống thọ. (Ảnh: Karen Soh)

Còn đối với Karen Soh, cô cũng yêu thích những món ăn dịp Tết và các buổi sum họp gia đình. Một truyền thống dịp Tết mà cả gia đình cô luôn tuân thủ hàng năm là luôn luôn tập hợp tất cả mọi người về nhà trong một bữa ăn dịp Tết. Karen Soh yêu thích nhất là gỏi cá yusheng bởi vì chỉ có dịp Tết mới được thưởng thức món ăn này, đặc biệt khi ăn với cá sashimi trắng tươi ngon. Trong khi thưởng thức món ăn này, mọi người cũng sẽ dành cho nhau nhiều lời chúc về sự thịnh vượng, may mắn, sống thọ. (Ảnh: Karen Soh)

"Tôi còn đặc biệt thích trang trí nhà. Mỗi khi đi du lịch, tôi và cả gia đình đều thích sưu tầm những món đồ trang trí khác nhau. Những món đồ này sẽ chỉ mang ra vào dịp Tết Nguyên Đán", cô nói. Karen cũng cho biết, năm nay gia đình cô chủ yếu ở nhà nấu nướng và dọn dẹp, ít thăm hỏi họ hàng, hầu như không đi du lịch nhiều như những năm trước dịch. Dù vậy, cô vẫn rất tận hưởng sự thư giãn này. Cô lên thực đơn với những món ăn truyền thống như cá, bào ngư, "ho see fatt choy" (hàu khô xào rêu đen), ”tang yuan” (sủi dìn), yến sào,... (Ảnh: Karen Soh)

"Tôi còn đặc biệt thích trang trí nhà. Mỗi khi đi du lịch, tôi và cả gia đình đều thích sưu tầm những món đồ trang trí khác nhau. Những món đồ này sẽ chỉ mang ra vào dịp Tết Nguyên Đán", cô nói. Karen cũng cho biết, năm nay gia đình cô chủ yếu ở nhà nấu nướng và dọn dẹp, ít thăm hỏi họ hàng, hầu như không đi du lịch nhiều như những năm trước dịch. Dù vậy, cô vẫn rất tận hưởng sự thư giãn này. Cô lên thực đơn với những món ăn truyền thống như cá, bào ngư, "ho see fatt choy" (hàu khô xào rêu đen), ”tang yuan” (sủi dìn), yến sào,... (Ảnh: Karen Soh)

Chia sẻ với Channel News Asia, Kelly Keak cũng đồng tình Tết Nguyên đán là dịp tuyệt vời nhất để gia đình đoàn tụ trong vui vẻ và hoà thuận, bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu thương cho nhau. Một trong những truyền thống thú vị của gia đình cô chính là phơi nắng ngoài trời vào đầu tiên của năm để ”nạp thêm năng lượng tích cực”. Gia đình cô bắt đầu làm điều này từ năm 2019: Ra ngoài trời và đón ánh nắng sớm trong khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn. Trong khi đi dạo và hít thở bầu không khí trong lành vào buổi sáng sớm đầu năm, mọi người có thể tận hưởng khoảnh khắc thư giãn này và cùng chia sẻ những câu chuyện vui vẻ. Kelly nói: "Truyền thống này là một cơ hội tuyệt vời để cả gia đình gắn kết với nhau và hiểu nhau hơn. Những suy nghĩ tích cực, rung cảm đầu năm bên cạnh những người thân yêu khi khởi đầu một năm mới giúp cho chúng tôi cảm thấy sẵn sàng cho bất cứ điều gì sẽ xảy ra trong năm tới”. (Ảnh: Kelly Keak)

Chia sẻ với Channel News Asia, Kelly Keak cũng đồng tình Tết Nguyên đán là dịp tuyệt vời nhất để gia đình đoàn tụ trong vui vẻ và hoà thuận, bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu thương cho nhau. Một trong những truyền thống thú vị của gia đình cô chính là phơi nắng ngoài trời vào đầu tiên của năm để ”nạp thêm năng lượng tích cực”. Gia đình cô bắt đầu làm điều này từ năm 2019: Ra ngoài trời và đón ánh nắng sớm trong khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn.

Trong khi đi dạo và hít thở bầu không khí trong lành vào buổi sáng sớm đầu năm, mọi người có thể tận hưởng khoảnh khắc thư giãn này và cùng chia sẻ những câu chuyện vui vẻ. Kelly nói: "Truyền thống này là một cơ hội tuyệt vời để cả gia đình gắn kết với nhau và hiểu nhau hơn. Những suy nghĩ tích cực, rung cảm đầu năm bên cạnh những người thân yêu khi khởi đầu một năm mới giúp cho chúng tôi cảm thấy sẵn sàng cho bất cứ điều gì sẽ xảy ra trong năm tới”. (Ảnh: Kelly Keak)

Đặc biệt, người Trung Quốc còn có truyền thống hiếu thảo với cha mẹ. Do vậy, vào ngày đầu năm, con cái thường có thói quen đi chúc tết cha mẹ. Kelly thường thực hiện điều này theo cách truyền thống, tức là quỳ gối trước cha mẹ và đưa tặng 2 quả cam hoặc một tách trà ngon để bày tỏ lòng biết ơn, hiếu kính với cha mẹ. (Ảnh: Kelly Keak)

Đặc biệt, người Trung Quốc còn có truyền thống hiếu thảo với cha mẹ. Do vậy, vào ngày đầu năm, con cái thường có thói quen đi chúc tết cha mẹ. Kelly thường thực hiện điều này theo cách truyền thống, tức là quỳ gối trước cha mẹ và đưa tặng 2 quả cam hoặc một tách trà ngon để bày tỏ lòng biết ơn, hiếu kính với cha mẹ. (Ảnh: Kelly Keak)

Đối với Susan Peh (thứ ba từ trái sang), cô luôn dành dịp Tết Nguyên đán với những người lớn tuổi trong nhà. Theo truyền thống, cả gia đình sẽ đoàn tụ tại nhà ông bà và cùng làm yusheng với nhau. Lễ kỷ niệm năm nay có thể sẽ im ắng hơn so với mọi năm do các biện pháp phòng dịch của chính phủ. Nhưng tất cả các thành viên đều hiểu, chính sự cẩn thận đó là sự trân trọng mà mỗi người dành cho gia đình mình, đặc biệt là đối với những bậc cao niên, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. (Ảnh: Susan Peh)

Đối với Susan Peh (thứ ba từ trái sang), cô luôn dành dịp Tết Nguyên đán với những người lớn tuổi trong nhà. Theo truyền thống, cả gia đình sẽ đoàn tụ tại nhà ông bà và cùng làm yusheng với nhau. Lễ kỷ niệm năm nay có thể sẽ im ắng hơn so với mọi năm do các biện pháp phòng dịch của chính phủ. Nhưng tất cả các thành viên đều hiểu, chính sự cẩn thận đó là sự trân trọng mà mỗi người dành cho gia đình mình, đặc biệt là đối với những bậc cao niên, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. (Ảnh: Susan Peh)

"Tôi thích làm yusheng khổng lồ cho cả gia đình mỗi dịp Tết đến. Chúng tôi thiết kế nó dựa trên con vật cung hoàng đạo của năm hiện tại. Niềm vui lớn nhất là khi ngẫu hứng và thử nghiệm với các loại nguyên liệu như củ sen, lựu, hạt thông, nam việt quất sấy khô, đào tươi, dâu tây hoặc các nguyên liệu tươi sẵn có khác. Hơn nữa, mọi người trong gia đình sẽ cùng tham gia để phụ nấu. Chồng tôi, Adrian, thường giúp gọt trái cây, nhặt rau và chuẩn bị gia vị. Con gái lớn của tôi và cậu con rể Alvin sẽ phụ trách món tráng miệng cùng những đứa con khác của tôi là Bertrand và Desiree. Một chiếc yusheng khổng lồ có thể mất khoảng bốn giờ để thiết kế và hoàn thiện, vì vậy đối với tôi nó thực sự giống như một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực. Điều hạnh phúc hơn nữa chính là khi được chia sẻ nó với toàn bộ gia đình và bạn bè của mình và chúc nhau những điều tốt lành đầu năm”, Susan cho biết. (Ảnh: Susan Peh)

"Tôi thích làm yusheng khổng lồ cho cả gia đình mỗi dịp Tết đến. Chúng tôi thiết kế nó dựa trên con vật cung hoàng đạo của năm hiện tại. Niềm vui lớn nhất là khi ngẫu hứng và thử nghiệm với các loại nguyên liệu như củ sen, lựu, hạt thông, nam việt quất sấy khô, đào tươi, dâu tây hoặc các nguyên liệu tươi sẵn có khác. Hơn nữa, mọi người trong gia đình sẽ cùng tham gia để phụ nấu. Chồng tôi, Adrian, thường giúp gọt trái cây, nhặt rau và chuẩn bị gia vị. Con gái lớn của tôi và cậu con rể Alvin sẽ phụ trách món tráng miệng cùng những đứa con khác của tôi là Bertrand và Desiree. Một chiếc yusheng khổng lồ có thể mất khoảng bốn giờ để thiết kế và hoàn thiện, vì vậy đối với tôi nó thực sự giống như một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực. Điều hạnh phúc hơn nữa chính là khi được chia sẻ nó với toàn bộ gia đình và bạn bè của mình và chúc nhau những điều tốt lành đầu năm”, Susan cho biết. (Ảnh: Susan Peh)

Đọc thêm

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.