Phụ nữ có vai trò thế nào trong quân đội các nước

(PLO) - Tại đa số các quốc gia,  phụ nữ có thể tình nguyện phục vụ trong quân đội. Tại Tây Ban Nha, Thụy Điển, Mỹ, Anh cũng như ở phần lớn các nước châu Âu đều có những đơn vị quân sự mà binh sỹ là phụ nữ. Trong các đơn vị cứu thương phụ nữ cũng tham gia phục vụ nhưng trên cơ sở tự nguyện. 

Song cũng có những nước mà việc phụ nữ tham gia phục vụ trong quân đội là nghĩa vụ bắt buộc và họ cũng nhận được lệnh nhập ngũ như nam giới.

Nga

Duma quốc gia Nga đang soạn dự thảo luật trong đó có vấn đề điều động phụ nữ gia nhập quân đội với thời hạn 1 năm do không đủ quân số trong các lực lượng vũ trang. Hiện nay những người phụ nữ cũng có thể gia nhập quân đội Nga nhưng chỉ ở một số ngành nghề như bác sỹ, phiên dịch hoặc cấp dưỡng.

Phụ nữ trong quân đội Nga
Phụ nữ trong quân đội Nga 

Tuy nhiên chỉ tuyển những người tình nguyện. Về nguyên tắc thì hiện nay phụ nữ Nga vẫn có thể tự nguyện phục vụ trong quân đội-với tư cách là một nhân viên dân sự cũng như trong các đơn vị làm hợp đồng.    

Israel

Tại Israel phụ nữ thực hiện nghĩa vụ cũng giống như nam giới. Tuy vậy điều này không phải là đối với tất cả. Nếu như trước đó cô gái đã lấy chồng thì sẽ không được gọi nhập ngũ. Ngoài ra, người phụ nữ có thể từ chối gia nhập quân đội vì lý do tôn giáo hoặc nhận thức về đạo đức. Có gần 1/3 đại diện của phái đẹp đã được miễn tham gia quân đội vì tình trạng sức khỏe, mang thai hoặc vì lý do tôn giáo. 

Những phụ nữ may mắn được xung quân đội Israel được hưởng một số ưu tiên hơn so với nam giới. Thứ nhất, nếu thời hạn phục vụ quân đội đối với nam giới là 3 năm thì với phụ nữ chỉ là 21 tháng. Phái đẹp được phép rời doanh trại về nhà nghỉ ban đêm, được hưởng quyền lợi ghi danh vào các trường đại học và được trả lương xứng đáng vì đã thực hiện nghĩa vụ.

Trong thời gian gần 2 năm trong quân ngũ, người phụ nữ bắt buộc phải học được một nghề nào đó phụ thuộc vào việc họ phục vụ ở đơn vị nào. Trên thực tế thì phụ nữ được phép phục vụ ở hầu hết tất cả mọi bộ phận của quân đội Israel, ngoại trừ những đơn vị đặc thù chỉ tuyển nam giới. Số lượng những đơn vị này không vượt quá 1/5 tổng số quân chủng thuộc Bộ quốc phòng Israel.

Nữ quân nhân Israel luyện tập
Nữ quân nhân Israel luyện tập

Các cô gái làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới và những nữ xạ thủ là hiện tượng bình thường đối với các lực lượng vũ trang Israel. Còn trong các tiểu đoàn bộ binh thì phụ nữ và nam giới cùng phục vụ chung tại các đơn vị của quân đội. Đội ngũ sỹ quan sẽ có thời hạn phục vụ lâu hơn-sỹ quan là nam giới làm nghĩa vụ trong thời gian 4 năm, còn nữ sỹ quan là 3 năm. Tỷ lệ phụ nữ trong quân đội Israel chiếm trên 35% trong các lực lượng vũ trang.

Triều Tiên

Tại Triều Tiên phụ nữ cũng làm nghĩa vụ bình đẳng với nam giới nhưng đối với họ dường như các điều kiện không được tự do bằng. Vào năm 2003 tại kỳ họp thứ 6 của Hội đồng nhân dân tối cao đã thông qua đạo luật về thời hạn thực hiện nghĩa vụ bắt buộc:10 năm đối với nam giới và 7 năm đối với phụ nữ.

Về thực chất thì phụ nữ bắt đầu tham gia quân đội từ năm 1995, còn đỉnh điểm kêu gọi nhập ngũ diễn ra vào năm 1997, khi đó tại Triều Tiên đã xảy ra nạn đói khủng khiếp và nhiều cô gái đã tình nguyện vào quân đội khi biết rằng tại đó họ có thể được cấp dưỡng. Cũng phải nói thêm là việc phục vụ quân đội được coi là rất vẻ vang.

Nữ quân nhân Triều Tiên
Nữ quân nhân Triều Tiên

Vì vậy, không phải là bất cứ người phụ nữ Triều Tiên nào cũng được gọi vào hàng ngũ các lực lượng vũ trang. Được vào đó chỉ có những cô gái có xuất thân tốt và đã chứng tỏ được sự trung thành với đảng. Đặc biệt là có nhiều phụ nữ được xung vào các đơn vị pháo phòng không và miền duyên hải. Phụ nữ chiếm 10% tổng số quân nhân của quân đội Triều Tiên.

Chất lượng cuộc sống của quân nhân Triều Tiên là khó so sánh với quân đội của các nước khác. Tuy nhiên, nếu so với đời sống của những người dân thường thì cuộc sống của quân nhân ở Triều Tiên là không tồi. Họ được nhận một khoản lương không nhiều, một khẩu phần thực phẩm là 600-700gr mỗi ngày. 

Mỹ

Tại Mỹ số nữ quân nhân chiếm khoảng 14,5%. Từ năm 1994 họ được phép phục vụ trong những đơn vị chiến đấu và trên thực tế giữ các chức vụ cao gần như trong tất cả các ngành quân sự. Phụ nữ chỉ không được phép làm trên tàu ngầm cũng như trong các đơn vị thường xuyên đòi hỏi những hoạt động khó nhọc.

Nữ quân nhân Mỹ đang làm nhiệm vụ

Nữ quân nhân Mỹ đang làm nhiệm vụ

Malaysia

Tại nước này thì phụ nữ cũng bình đẳng với nam giới về quyền hạn phục vụ trong quân đội. Thời hạn phục vụ đối với cả nam giới và phụ nữ đều là 3 tháng. Ngoài ra, phụ nữ có thể ngang hàng với nam giới về việc đăng ký vào đội ngũ làm hợp đồng, điều này ở Malaysia cũng được coi là một nghề nghiệp rất có uy tín.

Cu-ba

Tại Cu-ba, về mặt pháp lý thì phụ nữ không phục vụ trong quân đội. Tuy nhiên, quốc gia đang bị cách ly với Hoa Kỳ và những nước láng giềng cận kề khác ở vùng biển Caribe này đang tích cực sử dụng tất cả mọi nguồn lực để bổ sung cho quân đội có tên gọi là “Lực lượng vũ trang cách mạng”. Đa số phụ nữ của nước này thuộc tổ chức “Liên đoàn phụ nữ Cu-ba”.

Trong các kỳ họp của Liên đoàn thì phong trào này tích cực vận động phụ nữ tham gia phục vụ quân đội và có khá nhiều cô gái nhận được khuyến nghị như vậy. Tham gia quân ngũ có thể là những phụ nữ ở độ tuổi từ 17 đến 40. Ngoài quân đội thì có nhiều cô gái còn đăng ký vào các lực lượng dân quân. Một số đơn vị dân quân tự vệ gồm toàn phụ nữ.

Trung Quốc

Phụ nữ Trung Quốc không được khuyến khích tham gia quân đội, nhưng trong trường hợp có chiến tranh thì nhà nước có thể tuyên bố lệnh tổng động viên và lúc đó thì đại diện của phái đẹp có thể cầm vũ khí. 

Nữ quân nhân đặc nhiệm Trung Quốc
Nữ quân nhân đặc nhiệm Trung Quốc

Peru và Libya

Hai nước này cũng có những phụ nữ tham gia quân đội, tuy vậy, tại Libya thì tình trạng này không rõ ràng. Thực tế là phụ nữ trong quân đội Libya xuất hiện vào năm 1977 khi đó Libya còn là Jamahirya (nhà nước dân chủ). Hiện nay thì Muammar Gaddafi người tuyên bố thành lập Jamahirya không còn nữa, vì vậy mà việc lập lại Jamahirya có thể hủy bỏ vào bất cứ lúc nào.

Hơn nữa quân đội Libya không thực sự cần đến phụ nữ. Với tổng số 50 nghìn người thuộc các lực lượng vũ trang và còn thêm một số lượng lớn các đơn vị theo hợp đồng thì việc điều động phụ nữ vào quân đội là điều không cần thiết. Quân đội ở Libya được hình thành theo nguyên tắc lãnh thổ.

Đặc biệt là có những nước không có luật điều động phụ nữ cũng như nam giới tại ngũ. Tại Iceland và Costa Rica cũng như hàng loạt các quốc gia ở vùng biển Caribe và châu Đại dương nói chung là không có quân đội. Ở Costa Rica việc không có quân đội được coi là một trong số những thành tựu của đất nước. Nghĩa vụ bảo vệ đất nước được giao cho các đội bảo vệ dân sự.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.