Phòng bệnh khi đi du lịch

Mùa hè cũng là mùa du lịch và nghỉ dưỡng. Dù là đi du lịch nghỉ dưỡng nhưng để giữ gìn sức khỏe cho hoạt động du lịch là hết sức quan trọng...

Mùa hè cũng là mùa du lịch và nghỉ dưỡng. Dù là đi du lịch nghỉ dưỡng nhưng để giữ gìn sức khỏe cho hoạt động du lịch là hết sức quan trọng, giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường, khí hậu ngày hè, hoàn cảnh và điều kiện sống, đồng thời có thể tham gia các hoạt động thể lực như đi bộ, leo núi, tắm biển, bơi thuyền... Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn cần lưu ý những gì khi đi du lịch để bảo vệ sức khỏe phòng ngừa bệnh tật và sự tái phát của các bệnh mạn tính.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe

Sự thay đổi đột ngột về môi trường tự nhiên, trong đó phải kể đến các yếu tố như địa lý, khí hậu, thủy thổ... Những yếu tố này dù có thuận lợi cũng làm cho một số chức năng sinh lý của cơ thể tạm thời bị rối loạn. Ví như dù là mùa hè, người miền Nam ra miền Bắc sẽ cảm thấy rất khó chịu, dễ đau nhức xương khớp vì không khí ẩm thấp; người ở miền xuôi lên vùng cao thường có cảm giác mệt mỏi, nặng đầu, mất ngủ... vì nồng độ oxy trong không khí thấp hơn; mùa đông đi từ miền Bắc vào miền Nam hoặc ngược lại, cơ thể phải chịu sự thay đổi rất lớn của nhiệt độ…

Thực phẩm và cách chế biến món ăn ở mỗi vùng mỗi khác khiến cho du khách ăn uống không ngon miệng, thậm chí có thể phát sinh rối loạn tiêu hóa, đặc biệt ở những người vốn có những bệnh lý dạ dày, ruột mạn tính...

Sự thay đổi và điều kiện sinh hoạt hạn chế, thực phẩm và món ăn không hợp khẩu vị, phương tiện giao thông di chuyển liên tục, nhịp điệu sinh hoạt bị đảo lộn... đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ phát sinh tình trạng rối loạn giấc ngủ, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, căng thẳng mệt mỏi..., đặc biệt là ở những người vốn mắc các bệnh lý thần kinh, tiêu hóa mạn tính.

Khi đi du lịch, nên tham gia các hoạt động phù hợp với sức khỏe.

Khi đi du lịch, nên tham gia các hoạt động phù hợp với sức khỏe.

Bệnh thường gặp khi du lịch

Chứng say tàu xe, hay xảy ra đối với phụ nữ và trẻ em, nhẹ thì buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, rạo rực khó chịu; nặng thì nôn nhiều, sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi lạnh, thậm chí có thể tụt huyết áp, loạn nhịp tim...

    Tình trạng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra đối với người cao tuổi, chủ yếu là do thay đổi chỗ ngủ, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, trạng thái mệt mỏi và căng thẳng thần kinh do mất cân bằng giữa hai quá trình hưng phấn và ức chế, các chứng đau khớp, đau lưng... do thay đổi môi trường tự nhiên và vận động thể lực quá mức...

    Bệnh đường tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau như dinh dưỡng không cân đối, nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, viêm dạ dày cấp tính, đợt cấp của viêm đại tràng mạn tính… do điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, giờ giấc ăn uống thay đổi, thất thường...

    Chứng cảm mạo xảy ra do cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, lạm dụng đồ uống lạnh làm giảm sức chống đỡ của niêm mạc mũi họng tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, các khu du lịch chỉ cần một vài người bị cảm cúm là có thể lây lan rất nhanh sang những người khác. Biểu hiện chủ yếu là ngây ngấy sốt, rát họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu…

    Ngoài ra, khi du lịch ở những vùng sơn dã, bạn còn có thể bị các loài côn trùng gây thương tích, có khi rất nguy hiểm như nhện độc cắn, muỗi và ong đốt... Các chứng bệnh có thể gặp như dị ứng, đau buốt tai khi đi máy bay, tê tay và viêm tiết niệu... Điều cần nói thêm là khi du lịch cũng cần phải đề phòng sự tái phát của các bệnh lý mạn tính, trong đó đặc biệt chú ý bệnh hen suyễn, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, rối loạn nhịp tim.

    Lời khuyên của thầy thuốc

    Không nên mang theo thức ăn hoặc chỉ mang rất ít vì điều kiện bảo quản dễ làm thức ăn chóng ôi thiu, biến chất.

    Ăn uống đảm bảo vệ sinh, đủ dinh dưỡng, dễ tiêu, uống đủ nước. Không dùng nhiều đồ ăn sống lạnh và cố gắng ăn uống đúng bữa, đúng giờ giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

    Nếu du lịch dài ngày và ở những nơi hoang vu, thưa dân, điều kiện dịch vụ hạn hẹp thì nên mang theo một số thực phẩm cần thiết. Nên trọng dụng nước khoáng và nước trà xanh vì cả hai đều có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa, nước khoáng cung cấp các chất điện giải và làm kiềm hóa nước tiểu, nước trà còn có tác dụng làm cho đầu óc tỉnh táo. Thận trọng khi sử dụng đồ ăn, thức uống lạ, cần thay đổi khẩu phần ăn dần dần, ăn ít một để cơ thể thích nghi với tập quán ăn uống tại nơi du lịch.

    Lựa chọn nơi đến du ngoạn sao cho phù hợp sức khỏe, tuổi tác…, tránh phiêu lưu mạo hiểm. Tốt nhất nên tìm đến những nơi có không khí trong lành, cảnh sắc tươi đẹp, yên tĩnh thoáng mát, không khí ít bị ô nhiễm, cảnh vật khoáng đạt, dịch vụ du lịch tốt… có lợi cho sức khỏe.

    Tùy theo hành trình xa hay gần, tình hình thời tiết, hoàn cảnh, sức khỏe... mà đem theo thuốc dự phòng, chủ động chống nắng hoặc chống rét, gió lùa, phòng chống muỗi và côn trùng đốt. Mang theo những vật dụng y tế thông dụng như: bông băng, cồn y tế, băng dính; thuốc chống cảm cúm và trị tiêu chảy, thuốc chống say tàu xe, thuốc giảm đau hạ nhiệt và kháng sinh thường dùng, dầu gió, trà gừng..., các thuốc đang điều trị bệnh mạn tính theo đơn của thầy thuốc, đặc biệt là các thuốc tim mạch, các thuốc dùng cho người có bệnh cơ địa như thuốc hen, thuốc chống dị ứng...

    Tin cùng chuyên mục

    Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

    Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

    (PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

    Đọc thêm

    Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

    Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
    (PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

    Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

    Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
    (PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

    Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

    Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
    (PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

    Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

    Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
    (PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.