Phó chủ tịch Hội đông y: “Bắt bệnh” nền y học cổ truyền Việt Nam

Lương y Nguyễn Hồng Siêm
Lương y Nguyễn Hồng Siêm
(PLO) - Thầy thuốc nhân dân, Lương y Nguyễn Hồng Siêm - Chủ tịch Hội đông y Hà Nội, phó chủ tịch Hội đông y Việt Nam là một trong 10 công dân Thủ đô ưu tú năm 2017 vừa được vinh danh nhờ những đóng góp trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhân dịp này, vị lương y chia sẻ những hạn chế cần khắc phục để phát triển nền y học cổ truyền (YHCT) dân tộc.

Theo ông trong xu thế y học hiện đại (YHHĐ) ngày càng phát triển, YHCT có cơ hội không?

- Nói đúng ra cơ hội của YHCT rất lớn. Hiện nay xu thế chung của thế giới quay về sử dụng cây thuốc tự nhiên. Tại sao thực phẩm chức năng từ Mỹ, Nhật, Đức nhập sang Việt Nam lại được ưa chuộng như thế?

Thực phẩm chức năng được chiết xuất, “biến hóa” từ cây cối có chức năng chữa bệnh như giảm cân, giảm béo, hỗ trợ giải độc. Hay nói cách khác người phương Tây lấy thuốc YHCT của phương đông để nghiên cứu rồi đem bán trở lại thị trường phương Đông.

Sở dĩ con người có xu hướng sử dụng YHCT vì các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên ít độc hại, giá thành rẻ. Và nếu ứng dụng khoa học để bào chế thuốc cũng không tốn kém đáng kể.

Ông có thể ví dụ một số ưu điểm của YHCT trong chữa bệnh?

- Ví dụ hội chứng não cấp cách đây gần 30 năm là nỗi khiếp sợ của nhiều người. Trẻ cứ sốt 41 - 42 độ C rồi chuyển sang hôn mê, có thể tử vong hoặc để lại các di chứng tâm thần như nhận thức không chuẩn, câm, điếc, teo gai thị dẫn đến mù. Một số bệnh nhân bị di chứng vận động như liệt tay, mặt.

Năm 1988, chúng tôi thử nghiệm kết hợp châm cứu điều trị di chứng hội chứng não cấp trên 100 ca. Kết quả tỷ lệ thành công lên tới 98%. Có nghĩa khi trẻ sốt cao làm tổn thương các tế bào thần kinh dẫn đến tình trạng “nửa sống nửa chết”. Thao tác châm cứu giúp hành khí hoạt huyết, đưa máu tới nuôi các tế bào thần kinh tốt hơn. Đơn giản như thế nhưng rất hiệu quả.

Cụ thể như di chứng teo dây thần kinh thị giác dẫn đến mù. Lúc này đáy mắt người bệnh chuyển từ màu hồng chuyển sang bạc. Khả năng phục hồi của tây y gần như không. Chúng tôi dùng kim châm vào đáy mắt phục hồi dây thần kinh thị giác. Chỉ trong 1 tháng điều trị, 27 bệnh nhân mù lòa sau hội chứng não cấp đã nhìn thấy.

Theo tôi, muốn phát triển YHCT, cần có cơ quan chuyên môn đánh giá, phân loại những bệnh nào cần chữa trị bằng Tây y, bệnh nào chữa trị bằng YHCT thì tốt hơn, và bệnh nào nên kết hợp Đông - Tây y. Còn nói cạnh tranh giữa YHHĐ và YHCT là sự so sánh khập khiễng.

Theo kinh nghiệm của tôi, với các bệnh mạn tính và bồi bổ sức khỏe thì áp dụng đông y hiệu quả hơn. Ngược lại các bệnh cấp cứu phải ứng dụng YHHĐ. Một số bệnh có thể kết hợp Đông - Tây y theo từng giai đoạn, chẳng hạn sau khi phẫu thuật cấp cứu, cơ thể thiếu máu, mệt mỏi có thể kết hợp thuốc đông y bổ huyết.

Đường lối phát triển nền YHCT của chúng ta đã phù hợp chưa, thưa ông?

- Trước tiên phải khẳng định chúng ta có đường lối rất đúng, nhất quán trong việc phát triển YHCT. Đó là chỉ thị số 18, sau này là chỉ thị 24 của Ban Bí thư nói về vai trò, định hướng phát triển thuốc cổ truyền dân tộc. Trước đây Bác Hồ cũng từng nói về sự kết hợp giữa Đông - Tây y.

Vấn đề ở chỗ hiện thực hóa đường lối trên như thế nào. Có nước châu Á đầu tư 40% kinh phí ngân sách y tế cho YHCT, còn Việt Nam chưa tới 5% thì làm sao phát triển được? Kinh phí hạn hẹp dẫn đến đầu tư nhân lực hạn chế, cơ sở vật chất thiếu thốn.

Ngay như sở y tế Hà Nội là trung tâm cả nước mới chỉ có 1 chuyên viên theo dõi mảng YHCT. Chuyên viên này ngoài ra còn theo dõi dự án, kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Như vậy sự đầu tư cho y học truyền thống chưa tương xứng. Đó là lý do vì sao Trung Quốc có nhiều bài thuốc YHCT bán ra thị trường quốc tế nhưng Việt Nam rất hiếm. Nó trả lời tại sao nước ta có nguồn dược liệu phong phú nhưng đến nay vẫn nhập khẩu 80 - 85%.

Ông từng có đề tài được xem là tiếng chuông cảnh báo cho ngành y trong công tác quản lý dược liệu?

- Tôi tâm đắc nhất với đề tài “Đánh giá thực trạng chất lượng một số dược liệu thường dùng trong thuốc cổ truyền trên địa bàn TP Hà Nội” thực hiện năm 2012, sau đó được Hội đồng nghiệm thu khoa học TP Hà Nội đánh giá xuất sắc với tỷ lệ phiếu 100%.

Đặc biệt đề tài này là tiếng chuông cảnh báo tới các nhà quản lý, lãnh đạo Bộ Y tế, các Sở Y tế, bệnh viện, phòng chẩn trị đông y và người bệnh về chất lượng dược liệu, nhất là dược liệu nhập từ Trung Quốc. Ở thời điểm đó có cả tình trạng làm giả dược liệu.

Có thể nói kể từ khi đề tài được nghiệm thu, các nhà quản lý mà trực tiếp là Bộ Y tế mới bắt đầu sát sao trong việc kiểm soát chất lượng dược liệu. Tới nay chất lượng dược liệu đã được kiểm soát chặt chẽ nhờ các bộ tiêu chuẩn, quy tắc đánh giá. Ví dụ một vị thuốc có hơn chục tiêu chuẩn đánh giá khác nhau từ nguồn gốc đến hàm lượng dược chất.

Sau kết quả nghiên cứu, ông có động thái gì để đưa đề tài vào cuộc sống? 

- Sau khi đề tài đánh giá chất lượng dược liệu được nghiệm thu, tôi mạnh dạn làm dự án xin kinh phí xây dựng kế hoạch phát triển thuốc nam trong nước. Mục đích thay thế dần dược liệu nhập khẩu. Tôi đăng ký đề tài lên Sở Khoa học - Công nghệ TP Hà Nội nhưng đến nay đã hơn 3 năm chưa được phê duyệt kinh phí thực hiện.

Tuy nhiên suốt 3 năm qua tôi đã mạnh dạn hình thành các mô hình vận động hội viên trồng dược liệu thí điểm: Năm 2014 lập mô hình trồng cây thuốc nam trên chân ruộng chiêm trũng ở huyện Đông Anh. Năm 2015 xây dựng mô hình trồng cây thuốc nam trên chân ruộng hai vụ lúa ở huyện Mỹ Đức và mô hình trồng cây thuốc nam trên đất đồi gò ở Sóc Sơn thực hiện năm 2016.

Sau khi tổng kết cho thấy giá trị kinh tế trồng cây thuốc tăng năng suất 5 -8 lần so với trồng lúa. Nếu được phát triển, nghề trồng dược liệu sẽ góp phần cải tạo đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt người bệnh được sử dụng dược liệu sạch trong nước, qua đó hạn chế nhập khẩu. Cả ba mô hình trên có thể phát triển thành dự án ứng dụng trên toàn thành phố Hà Nội và cả nước.

Theo ông vướng mắc gì khiến đề tài chưa đi vào thực tiễn?

- Chỗ tắc ở đây là đầu ra cho dược liệu chưa ổn định dẫn đến tình trạng ồ ạt trồng cây thuốc tự phát, đến lúc thu hoạch không biết bán cho ai, chưa kể việc thu hoạch không đúng chuẩn làm giảm chất lượng dược liệu.

Vậy ông có kiến nghị tháo gỡ nào không?

- Việt Nam có hơn 4000 cây dùng làm thuốc, khí hậu phù hợp với phần lớn dược liệu nên cần xây dựng quy hoạch cho từng vùng trồng loại dược liệu nào? sản lượng bao nhiêu? Trước mắt đáp ứng thị trường trong nước, sau đó tính tới xuất khẩu.

Việc xây dựng quy hoạch trồng dược liệu thuộc về các cơ quan tầm vĩ mô như Cục quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế). Những cơ quan này trong phạm vi quản lý nhà nước biết được số lượng dược liệu nhập khẩu hàng năm, nhập loại nào. Trên cơ sở đó sẽ phân bổ về địa phương trồng.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thuốc đóng vai trò hỗ trợ bán dược liệu, đưa dược liệu từ người trồng đến người tiêu dùng. Mặc dù cơ chế thị trường sẽ có những khó khăn phân phối nhưng muốn ổn định thị trường dược liệu phải làm dần dần.

Bên cạnh đó chúng ta cần có sự đầu tư đúng mức với nền YHCT. Đó là kinh phí phát triển nhân lực, vật lực, phải xây dựng nhiều trường học, bệnh viện chuyên về đông y.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.