Phổ cập smartphone 500 nghìn đồng tới 100% dân số: Chỉ chờ… “phát lệnh”!

Bphone - điện thoại made in Việt Nam.
Bphone - điện thoại made in Việt Nam.
(PLVN) - Doanh nghiệp sản xuất điện thoại, nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ phần mềm (ứng dụng) khẳng định đã có thể tham gia ngay vào chương trình “phổ cập smartphone 500 nghìn đồng tới 100% dân số” theo định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Doanh nghiệp có thể thực hiện bất cứ lúc nào

Theo thông điệp của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi họp giao ban của bộ này mới đây, Việt Nam sẽ có chương trình phổ cập điện thoại thông minh (smartphone) tới 100% dân số, được thể hiện thông qua việc sản xuất những chiếc smartphone thương hiệu Việt với giá chỉ 45-50 USD.

Những chiếc smartphone này, khi đến tay người dùng chỉ có giá 500 nghìn đồng (khoảng 20 usd), thông qua việc bù giá của nhà mạng với 10 usd và các nhà phát triển ứng dụng cài sẵn trên máy hỗ trợ 1 usd/ứng dụng với chủ trương có khoảng 10 ứng dụng cơ bản, tương đương với 10 usd. 

Ông Trần Hữu Quyền, Tổng giám đốc Công ty VNPT Technology (đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT), cho biết, VNPT Technology hoàn toàn có thể sản xuất, đáp ứng được mức giá 40-50 usd (khoảng 1 triệu đồng). "Tất nhiên trên cơ sở bức tranh phải rõ ràng, từ đơn đặt hàng của nhà mạng hay mô hình triển khai của Chính phủ thì doanh nghiệp làm sản phẩm mới có thể vào cuộc được" - ông Trần Hữu Quyền nói.

Theo ông Quyền, trong danh mục sản phẩm điện thoại hiện nay của VNPT Technology đã có mẫu điện thoại giá khoảng 1 triệu đồng. Công ty có hai nhà máy sản xuất smartphone tại Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy) và Khu công nghệ cao Hòa Lạc, có khả năng sản xuất 2-3 triệu máy smartphone/năm, nên "với hạ tầng nhà máy hiện tại, chỉ cần nhà nước đặt hàng, “phát lệnh” là doanh nghiệp có thể làm được luôn".

Sau khi ra mắt các dòng máy điện thoại Bphone,  ông Vũ Thanh Thắng, Phó chủ tịch Tập đoàn công nghệ Bkav, cho biết Bkav đã làm chủ tất cả công nghệ lõi của sản xuất điện thoại và có thể tối ưu giá được cho những sản phẩm có giá 40-50 usd. "Nếu có lượng sản xuất lớn cùng sự trợ giá của nhà mạng, nhà cung cấp ứng dụng, thì có thể thành công" - ông Vũ Thành Thắng nói.

Dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh của Vinsmart ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
 Dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh của Vinsmart ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Thành công của việc “phủ sóng smartphone 500 nghìn tới 100% dân số” có vị trí quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với vai trò là đơn vị trợ giá chính – một hình thức bán hàng đã rất phổ biến ở các nước phát triển và phương Tây. Ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), cho rằng, mức trợ giá 10 usd không phải là vấn đề gì lớn đối với nhà mạng nếu số lượng thuê bao/máy (trợ giá) chỉ một vài triệu.

Góc độ hiệu quả thì thấy rõ. Lợi ích của đất nước là mong muốn đẩy nhanh chương trình chiến lược chuyển dịch số, xã hội số… Đối với khách hàng đang dùng feature phone (điện thoại cơ bản) khi chuyển sang smartphone sẽ được tiếp cận nhiều dịch vụ số hơn, như dịch vụ nội dung số, thanh toán số, Chính phủ số… Còn nhà mạng cũng được lợi khi không phải mất chi phí vận hành công nghệ cũ (2G) hơn nữa lại có thêm tập khách hàng mới. Do vậy, tinh thần của Viettel là thực hiện bất cứ lúc nào và luôn luôn sẵn sàng”, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho hay.

Khoản đầu tư cho lợi ích lâu dài

Đánh giá đây là chủ trương rất tốt, làm tăng khả năng tiếp cận Internet cho người dân, đáp ứng cho chiến lược chuyển đổi số, kinh tế số của đất nước, tuy nhiên ông Nguyễn Trường Giang, Phó tổng giám đốc VNPT VinaPhone, cho biết, nếu tham gia nhà mạng sẽ phải hi sinh một chút lợi ích kinh tế ban đầu và chắc chắn ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cụ thể, theo ông Giang, ví dụ như mạng VinaPhone có 2-3 triệu thuê bao cần chuyển đổi, tức cần trợ giá có 2-3 triệu máy, thì doanh nghiệp cũng phải bỏ ra hai ba chục triệu usd. Dù vậy có nhiều hình thức sáng tạo khi hỗ trợ, trong đó hình thức phổ biến trên thế giới khi bán trả chậm cho việc trợ giá là tính vào gói cước. 

“Coi như đây là khoản đầu tư ban đầu và sẽ thu lợi về sau, bởi càng nhiều người dùng máy smartphone thì nhu cầu dùng Internet càng lớn, và khi nhu cầu 4G càng nhiều thì khả năng thu hồi lại vốn đầu tư 4G lại càng tốt”, ông Giang bình luận.

Các công nhân nhà máy sản xuất điện thoại của Công VNPT Technology tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang thực hiện công đoạn kiểm tra và lắp ráp sản phẩm.
Các công nhân nhà máy sản xuất điện thoại của Công VNPT Technology tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang thực hiện công đoạn kiểm tra và lắp ráp sản phẩm. 

Dưới góc độ đơn vị cung ứng dịch vụ phần mềm, ông Vũ Thanh Thắng (BKAV) cho rằng, với những doanh nghiệp hoạt động lâu năm, việc bỏ ra 1usd/máy và 1-2 triệu máy smartphone, tương đương với số tiền khoảng 1-2 triệu usd cũng không phải là khoản tiền lớn vì chi phí marketing, quảng cáo một năm có thể còn lớn hơn số tiền này. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp công nghệ nhỏ, mới gia nhập thị trường có app (ứng dụng) nếu muốn tham gia chương trình trợ giá thì phải cân nhắc kỹ hơn.

Theo tính toán của ông Thắng, các app trong trường hợp cài thẳng lên các máy điện thoại sẽ có lợi hơn nhiều so với việc đưa lên các kho ứng dụng để chờ người dùng tự tải xuống, vì doanh nghiệp phần mềm khi đó sẽ có được lượng người dùng nhiều hơn, biết đến phần mềm nhiều hơn, do đó tính quảng bá, lan truyền cho sản phẩm cũng tốt hơn. 

Về chất lượng sản phẩm điện thoại, ông Trần Hữu Quyền, Tổng giám đốc Công ty VNPT Technology, cho rằng, với giá 40-50 usd (giá từ nhà sản xuất) tất nhiên sẽ không thể đòi hỏi tốt tương đương với máy vài triệu đồng được dù nhà sản xuất sẽ tối ưu các tính năng, linh kiện sản phẩm để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất trong mức giá. “Sản xuất ở mức giá 40-50 usd sẽ không thể có lãi nhưng về lâu dài mình sẽ lấy được thị trường và mở rộng thị phần”, ông Quyền nhìn nhận.

Tin cùng chuyên mục

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới

(PLVN) - Dữ liệu từ Downdetector cho biết sự cố bắt đầu xuất hiện từ khoảng 7 giờ 10 phút sáng ngày 12/12. Nhiều dịch vụ của công ty có trụ sở tại Mỹ bị gián đoạn, trong đó phần lớn các báo cáo sự cố liên quan trực tiếp đến ChatGPT.

Đọc thêm

Công nghệ AI: Cầu nối tiềm năng giúp người khuyết tật hòa nhập

Một người khiếm thị đang sử dụng phiên bản AI của Be My Eyes để gọi taxi. (Ảnh: OpenAI/Be My Eyes)
(PLVN) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật bằng cách đáp ứng các nhu cầu cá nhân và mở rộng khả năng sống độc lập. Các hệ thống hỗ trợ dựa trên AI mang đến nhiều tiện ích như nhận diện chuyển động mắt, nhận diện giọng nói và xác định tuyến đường dễ tiếp cận. Những công cụ này không chỉ cải thiện khả năng di chuyển cá nhân mà còn giúp người khuyết tật tiếp cận thông tin, giáo dục và thị trường lao động.

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển thành công một robot côn trùng có tốc độ di chuyển nhanh hơn gián và khả năng ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ thảm họa đến kiểm tra thiết bị cơ khí.

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Hoàn thiện thể chế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sẽ đột phá trong kỷ nguyên mới

Những sản phẩm KHCN Quảng Bình. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Tọa đàm 'An toàn thông tin trong kỷ nguyên số': Bàn giải pháp bảo vệ thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp

An toàn, an ninh mạng là tiền đề, động lực để DN Việt phát triển sản phẩm, giải pháp. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Hôm nay (27/11), tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM), Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) tổ chức Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”. Báo PLVN ghi nhận một số ý kiến về thực trạng an toàn thông tin (ATTT) trong nền kinh tế số và những giải pháp nhằm bảo vệ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN)… khi tham gia vào nền tảng này.

Sản phẩm protein từ men vi sinh giành giải Nhất Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia đã diễn ra tại TP Hải Phòng. Kết quả chung cuộc, YEAST ERA đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân của Cuộc thi, đội đoạt giải nhì và giải ba lần lượt là ENFARM và TUBUDD

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới (Ảnh: TechSpot)
(PLVN) - Các tin tặc Nga đã phát triển một kỹ thuật tấn công mạng tinh vi, cho phép chúng xâm nhập vào mạng WiFi của mục tiêu từ xa mà không cần tiếp cận trực tiếp. Kỹ thuật này, được gọi là "tấn công láng giềng gần nhất", đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh mạng.

Robot hình người của Trung Quốc nâng được 16kg mỗi tay

Robot hình người Trung Quốc mới nâng được 16kg mỗi tay. (Ảnh: Shanghai Kepler Robotics)
(PLVN) - Shanghai Kepler Robotics của Trung Quốc đang gây chú ý với dòng robot hình người Forerunner tiên tiến. Mẫu robot mới nhất, Forerunner K2, với khả năng nâng vật nặng đáng kinh ngạc và trí tuệ nhân tạo vượt trội, hứa hẹn sẽ sớm có mặt tại các nhà máy, kho bãi và nhiều lĩnh vực khác.

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…