ĐH Kinh tế TP HCM nghiệm thu đề tài Phát triển Kinh tế số

GS.TS. Võ Xuân Vinh, Chủ nhiệm đề tài, trình bày về thành phần kinh tế số.
GS.TS. Võ Xuân Vinh, Chủ nhiệm đề tài, trình bày về thành phần kinh tế số.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sản phẩm báo cáo kiến nghị được xác định sẽ đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV. Đề tài sẽ tiếp tục được hoàn thiện và tiến hành nghiệm thu ở cấp Trung ương để đảm bảo chất lượng cao nhất trước khi đưa vào áp dụng.

Ngày 16/1, ĐH Kinh tế TP HCM (UEH) đã thông qua nghiệm thu cấp cơ sở đề tài “Phát triển Kinh tế số: Định hướng và giải pháp chính sách”. Đề tài do UEH chủ trì thực hiện, là phần quan trọng trong Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021 - 2025”.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp cho sự ra đời của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị vào ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đề tài không chỉ phân tích thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế số của Việt Nam, mà còn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm định hình chính sách, tạo nền tảng vững chắc cho sự chuyển đổi số quốc gia, hướng tới phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

GS. TS. Sử Đình Thành - Giám đốc UEH, Chủ tịch Hội đồng.

GS. TS. Sử Đình Thành - Giám đốc UEH, Chủ tịch Hội đồng.

Đề tài xác định, hạ tầng số là “xương sống” của nền kinh tế số và cần đẩy nhanh quá trình xây dựng mạng lưới internet tốc độ cao, phổ cập công nghệ 5G, phát triển các trung tâm dữ liệu quốc gia đạt chuẩn quốc tế. Việc hiện đại hóa hạ tầng số không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy các ngành công nghiệp số như thương mại điện tử, tài chính công nghệ (fintech), mà còn hỗ trợ kết nối và ứng dụng số hóa trên toàn quốc, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa. Đây được xem là yếu tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhân lực số cũng được xác định là trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế số. Đề tài nhấn mạnh sự cần thiết của việc đào tạo chuyên gia công nghệ số trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và an toàn thông tin mạng. Bên cạnh đó, phổ cập kỹ năng số cơ bản cho người dân là giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền, đảm bảo tính bao trùm và đồng đều trong chuyển đổi số. Đề tài đề xuất tích hợp kỹ năng số vào chương trình giáo dục phổ thông, cao đẳng, đại học, đồng thời phát triển các chương trình đào tạo thực tiễn phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.

Toàn cảnh hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.

Toàn cảnh hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.

Cũng trong đề tài, hành lang pháp lý được xem là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy kinh tế số. Hành lang pháp lý cần linh hoạt, minh bạch và đồng bộ nhằm hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới và đổi mới sáng tạo. Đề tài khuyến nghị cải tiến chính sách quản lý dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư, sở hữu trí tuệ, và xây dựng khung pháp lý thử nghiệm công nghệ mới (sandbox). Những giải pháp này không chỉ đảm bảo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước và quốc tế, mà còn tạo động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

PGS. TS. Nguyễn Hải Quang - Trường ĐH Công thương TP HCM đánh giá, đây là một đề tài công phu, tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Đề tài không chỉ phân tích thực trạng trong nước mà còn tham khảo kinh nghiệm phát triển kinh tế số từ một số quốc gia. Ngoài ra, nghiên cứu còn dự báo bối cảnh quốc tế và những tác động đến Việt Nam, đảm bảo kết cấu chặt chẽ, logic khoa học, và mang ý nghĩa thực tiễn cao.

GS.TS. Võ Xuân Vinh, Chủ nhiệm đề tài.

GS.TS. Võ Xuân Vinh, Chủ nhiệm đề tài.

GS. TS. Sử Đình Thành - Giám đốc UEH, Chủ tịch Hội đồng đã đưa ra nhận xét tích cực về đề tài. Ông đánh giá cao chất lượng nghiên cứu, tính logic trong cấu trúc và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, khẳng định đề tài đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu và có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn phát triển kinh tế số tại Việt Nam.

Kết thúc cuộc họp, Hội đồng nhất trí thông qua đề tài và đánh giá cao giá trị thực tiễn cũng như ý nghĩa khoa học của báo cáo. Sản phẩm báo cáo kiến nghị được xác định sẽ đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV. Trong thời gian tới, đề tài sẽ tiếp tục được hoàn thiện và tiến hành nghiệm thu ở cấp Trung ương để đảm bảo chất lượng cao nhất trước khi chính thức đưa vào áp dụng.

Các thành viên Hội đồng.

Các thành viên Hội đồng.

Kinh tế số được định hình là một trụ cột chính trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, đóng vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia số tiên phong trong khu vực vào năm 2045.

Hội đồng đánh giá với sự tham gia của GS.TS. Sử Đình Thành - Giám đốc UEH - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Nguyễn Hải Quang - Trường ĐH Công thương TP HCM, TS. Ngô Minh Hải - Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP HCM, TS. Bùi Hồng Đăng - Trường ĐH Công thương TP HCM, PGS.TS. Hồ Viết Tiến - UEH, PGS.TS. Từ Văn Bình - UEH và TS. Nguyễn Văn Tân - Trường ĐH Lạc Hồng.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Đọc thêm

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025
(PLVN) - Intel tiếp tục tiên phong nâng cao giới hạn hiệu năng và khả năng tiết kiệm năng lượng cho cả doanh nghiệp và người dùng cá nhân khi sử dụng các ứng dụng AI, mở ra kỷ nguyên mới của điện toán AI.

Thị trường lao động dưới tác động của AI

Con người và AI không nhất thiết là đối thủ, mà có thể hợp tác để tạo ra giá trị lớn hơn. (Ảnh: AI)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới nhưng đồng thời cũng gây ra sự biến đổi lớn trong các xu hướng nghề nghiệp. Ảnh hưởng này đặt ra nhiều thách thức cho lao động trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Sống trong thế giới AI

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại một sự kiện. (Ảnh: N.Y)
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một robot mới từ Trung Quốc đang gây chú ý khi có thể thực hiện các kỹ thuật massage truyền thống như một chuyên gia thực thụ. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao Thông Thượng Hải và Đại học Khoa học Thượng Hải, robot này hứa hẹn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các trung tâm trị liệu.

Khám phá sức mạnh hạ tầng IDC: Nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia

VNPT IDC Hoà Lạc - Trung tâm Dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam.
(PLVN) - Các trung tâm dữ liệu (Internet Data Center - IDC) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung. Tập đoàn VNPT với hệ thống 8 trung tâm dữ liệu hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu của khách hàng mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Start-up Trung Quốc sản xuất hàng loạt robot đa năng

Agibot giới thiệu những con robot được sản xuất hàng loạt của mình trong một video. (Ảnh: Agibot)
(PLVN) - Agibot, một start-up về robot của Trung Quốc ra mắt vào tháng 2 năm 2023, đã gây chú ý lớn trong ngành khi thông báo đã bắt đầu sản xuất hàng loạt robot đa năng. Trong khi đó, Tesla – gã khổng lồ xe điện của Mỹ – dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2026.

Albania cấm TikTok trong vòng 1 năm

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Lệnh cấm nhắm đến việc tăng cường an toàn trong trường học, sau khi một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vào tháng 11. Theo truyền thông địa phương, vụ việc bắt nguồn từ những tranh cãi trên mạng xã hội, với các video cổ xúy bạo lực giữa trẻ vị thành niên xuất hiện trên TikTok...

Sáng kiến an ninh mạng vươn tầm quốc tế

Đại tá Nguyễn Tiền Giang, UVBTV, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 tặng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia các cuộc thi, giải thưởng trong nước và quốc tế. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Trước bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên không gian mạng ngày càng đối mặt nhiều thách thức, từ sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công mạng tinh vi đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cao. Thực tế yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo trong cách tiếp cận, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ thế giới, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên mặt trận số.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng toàn cầu

EU thúc đẩy hợp tác xây dựng khả năng phòng thủ mạng hiệu quả trong liên minh. (Ảnh: europeanfiles.eu)
(PLVN) - Kỷ nguyên số hóa đã mở ra một chương mới trong cách các quốc gia vận hành và bảo vệ chủ quyền. Từ việc xây dựng chính phủ số để cải thiện hiệu quả quản lý, đến chuyển đổi số trong quân đội nhằm nâng cao sức mạnh quốc phòng, các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh mạng trước các mối đe dọa toàn cầu ngày càng phức tạp.