Phim giải trí lại áp đảo

Sự kiện “Bỗng dưng muốn khóc” của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng bất ngờ giành giải “Phim truyền hình được yêu thích nhất năm 2009” được xem là cú bứt phá ngoạn mục của dòng phim giải trí trên sóng truyền hình. Song nó cũng giống như “gáo nước lạnh” dội vào một loạt phim chính thống vốn là “đặc sản” của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Đài THVN (VFC) khiến các nhà làm phim chính thống thấp thỏm không yên…

Sự kiện “Bỗng dưng muốn khóc” của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng bất ngờ giành giải “Phim truyền hình được yêu thích nhất năm 2009” được xem là cú bứt phá ngoạn mục của dòng phim giải trí trên sóng truyền hình. Song nó cũng giống như “gáo nước lạnh” dội vào một loạt phim chính thống vốn là “đặc sản” của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Đài THVN (VFC) khiến các nhà làm phim chính thống thấp thỏm không yên…

“Bỗng dưng muốn khóc” được xem là “hiện tượng” của dòng phim giải trí Việt
“Bỗng dưng muốn khóc” được xem là “hiện tượng” của dòng phim giải trí Việt

“Lạm phát” phim giải trí

Số lượng 49 bộ phim lần lượt lên sóng nhà Đài trong năm 2009 không phải là ít, song điều đáng nói là phần lớn trong số ấy đều thuộc dòng phim giải trí do các đơn vị xã hội hóa ngoài Đài sản xuất. Đáng nói hơn khi các bộ phim này đã hút một số lượng không nhỏ cả người xem lẫn doanh thu quảng cáo mà nhiều phim thuộc dòng chính thống phải mơ ước. Bằng chứng là thời lượng quảng cáo chèn vào phim ngang ngửa với độ dài của tập phim được phát sóng. Chả thế mà có nhiều đạo diễn “sân nhà” của VFC từng ngỏ ý than vãn xen chút “giận hờn” trách móc rằng:“Phim giải trí hiện giờ… lạm phát quá!”. Thậm chí có người còn đề xuất…. “thổi còi” để hạn chế sự ồ ạt xâm sóng của các bộ phim thuộc dòng này.

Mà chả phải người trong nghề, ngay cả những kẻ ngoại đạo cũng đều nhìn thấy rất rõ sự thật nóng hổi ấy - từ chỗ bỡ ngỡ lên sóng trong những buổi đầu, ai cũng thấy đến giờ phần lớn khung “giờ Vàng phim Việt” trên cả VTV1 lẫn VTV3 đều được phủ kín với mật độ dày đặc các bộ phim giải trí từ Bắc chí Nam, từ kịch bản thuần Việt đến kịch bản Việt hóa: Những người độc thân vui vẻ, Lập trình trái tim, Bỗng dưng muốn khóc, Cô gái xấu xí, Cô nàng bất đắc dĩ, Có lẽ nào ta yêu nhau, Ngôi nhà hạnh phúc…

Mặc dù đề tài mà các bộ phim thuộc dòng này hướng đến khai thác chủ yếu vẫn dừng lại ở “bề nổi” với những câu chuyện ăn khách của giới showbiz, thú vui của giới công chức văn phòng, sở thích của lứa tuổi teen, phong cách sống của các cậu ấm cô chiêu nhà giàu… chứ nào đã chạm đến những góc khuất gai góc và có chiều sâu trong cuộc sống đời thường. Song phải thừa nhận rằng hiếm tìm thấy một bộ phim chính luận nào chịu khó chau chuốt đầu tư bối cảnh đẹp, diễn viên thanh tú, trang phục bắt mắt, nhạc phim phù hợp đến thế.  

Dễ xem đến… dễ dãi

Dễ xem, dễ thư giãn, dễ cười và cũng… dễ quên vô tình trở thành dấu hiệu nhận biết của dòng phim giải trí trên sóng truyền hình. Thậm chí sau khi xem xong, nhiều người còn bày tỏ nỗi lo ngại vì không hiểu sao văn hóa ứng xử của giới trẻ lẫn giới công chức văn phòng bây giờ lại tệ đến thế, phim nào cũng thế, chỉ toàn những ganh ghét đố kỵ, cạnh khóe và nói xấu nhau.

Đáng buồn hơn khi những ngôn ngữ chợ búa ngoài cuộc sống đời thường cứ thản nhiên bước vào trong phim. Chẳng nói đâu xa, ngay như trong bộ phim “Ngôi nhà hạnh phúc” đang phát sóng trên VTV3 gần đây, trong một cảnh đối đáp giữa hai vợ chồng Bá Thông – Kiều Nhi, khi người vợ hỏi chồng: “Em là cục vàng,  anh là cục thịt, vậy con mình là cục gì?”. Chẳng mảy may ngại ngùng, nhân vật người chồng đối đáp luôn: “Cục…c…!”. Mặc dù sau đó diễn viên đóng vai nhân vật này có thanh minh rằng đó là một cách gọi yêu rất bình dân và quen thuộc, song dẫu sao “bình dân hóa” bằng cách đưa cả những ngôn ngữ đời thường đến tầm thường như thế lên phim thì quả là nguy hiểm!

Cái sự dễ dãi còn thể hiện việc các nhà làm phim thường rất thích cho diễn viên của mình… khóc.  Một khán giả lành nghề… xem tâm sự: “Có lần tôi mở VTV1 thấy một bà mẹ đang ngồi khóc. Không muốn bị lây bệnh buồn, tôi mở HTV2 thấy một chị phụ nữ đang chắp tay khấn, mắt đẫm lệ trước di ảnh chồng. Tôi lại mở sang VTV3 thấy một em bé đang quỳ gối… khóc, mở sang VTC2 chuyên chiếu phim Việt cũng thấy một người đàn ông đang… khóc!”.

Làm dở lợi hơn làm hay

Đó là lời tâm sự rất thật của đạo diễn “Ma làng” - Nguyễn Hữu Phần khi nói về việc làm phim truyền hình trong thời buổi hiện nay. Sở dĩ nói vậy cũng bởi theo vị đạo diễn tài ba này, kinh phí làm phim truyền hình mà Nhà nước phân bổ hiện nay vẫn giữ ở mức giá của thời… 15 năm về trước, ví dụ mỗi tập phim có thời lượng 50 - 60 phút thì được trợ giá 75 - 80 triệu đồng/tập.

Trong khi đó, mức kinh phí mà các đơn vị xã hội hóa dùng vào việc sản xuất mỗi tập phim thường không dưới 100 triệu đồng. Ấy là chưa kể đến thực tế, nhà Đài hiện nay có vẻ ưu ái hơn với người ngoài vì nếu khoán cho các đơn vị ngoài làm phim thì chẳng những không phải chi tiền trước mà còn bớt được khoản chạy sô lo tìm quảng cáo cho phim.

Một trong những trăn trở lớn nhất của nhiều nhà làm phim truyền hình hiện nay là chưa có cơ chế nào dành cho các tác phẩm hay, hút khách và đem về nhiều lợi nhuận quảng cáo. Thế mới có chuyện phim làm xong rồi, chiếu lên đông người xem, lợi nhuận cao ngất ngưởng nhưng người làm phim lại chẳng được hưởng thêm bất cứ cái gì.

“Chưa tạo ra được việc định giá theo chất lượng phim nên người làm dở đương nhiên có lợi hơn. Ví dụ phim làm với kinh phí 75 triệu, tôi làm ẩu chỉ 3 ngày là xong, còn anh nào làm kỹ thì phải mất tới 10 ngày và mất thêm nhiều tiền hơn. Thế thì dại gì làm hay cho… lỗ vốn!” - ông Phần “Ma làng” tâm sự.

Nguồn: BÁo An ninh Thủ đô

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.