Phiên chợ bán... con nuôi

Mấy đời nay, người Dao ở Nậm Mười, huyện Văn Chấn - Yên Bái có lệ đi tìm mua con người Thái về nuôi, có gia đình mua đến 8 đứa con.

Mấy đời nay, người Dao ở Nậm Mười, huyện Văn Chấn - Yên Bái có lệ đi tìm mua con người Thái về nuôi, có gia đình mua đến 8 đứa con. Để tới được những ngọn núi ở xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn – Yên Bái, nơi có đông người Dao sinh sống, chúng tôi phải cuốc bộ qua nhiều đèo, suối quanh co. Giữa trưa mà vùng này bị sương mù phủ kín. Bởi thế, nhiều người đã ví Nậm Mười như Sapa thứ hai ở phía Bắc.Không mua người cùng dân tộc Cuộc sống ở Nậm Mười gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Muốn xuống núi đến thị xã Nghĩa Lộ cách đó vài chục cây số, người dân phải đi bộ cả ngày trời. Qua bao nhiêu đời, tập tục của người Dao ở đây không có gì thay đổi so với những gì tổ tiên họ để lại.
Mua con nuôi đang trở thành lệ khó bỏ ở Nậm Mười
Mua con nuôi đang trở thành lệ khó bỏ ở Nậm Mười
Con nuôi được người Dao ưu tiên mua chủ yếu là người Thái, còn người Mông dù cũng khỏe mạnh nhưng chẳng hiểu sao họ không chuộng. Đặc biệt, người Dao không khi nào mua con nuôi là người Dao, bởi họ quan niệm nếu là người cùng dân tộc thì đến lễ “cấp sắc” (công nhận một người đàn ông đã trưởng thành), các “ma” sẽ tranh nhau.Tao mua 8 đứa con, 7 trai, 1 gái, đứa nào cũng còn đỏ hỏn. Vậy mà thằng chồng hơn tao 15 tuổi cứ bảo mua thêm vài đứa nữa về nuôi. Vì thiếu sữa, thiếu tiền, 4 đứa chết mất rồi. Tao khóc mãi nhưng chúng nó cũng không sống lại được”. Nghe chúng tôi hỏi chuyện con nuôi, bà Đặng Thị Pham, ngụ tại thôn Bó Sưu, xã Nậm Mười, sụt sùi kể lại như thế. Gia đình bà Pham được xem là đã lập kỷ lục mua con nuôi ở Nậm Mười. Trong căn nhà bằng gỗ thông thấp lè tè, lợp bằng những mảnh gỗ chẻ mỏng mà nằm ngửa giữa sàn có thể nhìn lên trời rõ mồn một, bà Đặng Thị Còi - thôn Háo Pành, xã Nậm Mười - ngậm ngùi kể về đứa con nuôi của mình: Vợ chồng mình không có con trai nên mới mua đứa con của người Thái. Lúc mua, nó mới được mấy tháng, trông chẳng ra hình người, cứ ốm đau liên tục. Mình phải lên rừng lấy lá thuốc về tắm mãi, nó mới khỏe ra. Nuôi nó vất vả, tốn kém lắm. Mỗi lần bố mẹ nó đến chơi là mình phải có cái gì cho họ mang về, lần thì gạo, ngô; lần thì đôi gà...”. Người con được bà Còi mua về nuôi và đặt tên là Bàn Tân Thanh nay đã có 2 con nhưng cái đói, cái nghèo vẫn đeo đuổi mãi. Bà Còi thở dài: “Nó không biết làm ăn nên khổ lắm”. Nhắc đến chuyện mua con nuôi, bà Bàn Thị Gến ở thôn Háo Pành ngượng ngùng: “Mình mua 2 đứa cơ, một trai, một gái. Đứa lớn đi lấy vợ rồi, đứa con gái cũng lấy chồng xa tận Lào Cai, thỉnh thoảng mới về thăm mình. Trước kia, mình tưởng không sinh được con nên mới mua chúng nó. Mua chúng về ít lâu thì mình sinh được 2 đứa nữa. Mình không phân biệt con nuôi với con đẻ đâu, cũng chia đất, chia rừng, cho mỗi đứa con trâu, con gà như nhau hết”.Xuống núi tìm con Hôm chúng tôi đến, vợ chồng anh Bàn Kim Định ở thôn Háo Pành bồng ra khoe 2 đứa con nuôi mới hơn 3 tháng tuổi. Anh Định cho biết: “Vợ chồng mình lấy nhau thật lâu mà vợ không chịu sinh cho mình đứa con cho bằng bạn, bằng bè. Sau lần thấy vợ kêu mệt và đau bụng, mình đưa đi khám mới biết vợ bị bệnh không sinh con được. Thấy người trong xã “họp chợ” mua con về nuôi, vợ chồng mình cũng đi theo và may mắn mua được 2 đứa”. Vợ anh, chị Bàn Thị Mụi, thổ lộ: “Mình muốn sinh lắm chứ nhưng mà không sinh được. Bây giờ thì mình chỉ trông chờ vào 2 đứa con nuôi này thôi”.
Một buổi họp phụ nữ về kế hoạch hóa gia đình, tránh mua bán con nuôi tràn lan
Một buổi họp phụ nữ về kế hoạch hóa gia đình, tránh mua bán con nuôi tràn lan
“Họp chợ”, như người Dao thường gọi, là cách thức tìm mua con nuôi nhanh nhất. Theo đó, một số người có nhu cầu mua con nuôi tập hợp lại rồi đi xuống núi suốt nhiều ngày. Hễ thấy gia đình người Thái nào đông con, họ liền vào nhà xin ngủ nhờ và hỏi thăm xem có ý bán con hoặc trao đổi thứ gì đó không. Nếu gia đình người Thái đồng ý bán con, người Dao sẽ hẹn một “ngày tốt” rồi dắt theo một con trâu 3-4 tuổi, một đôi gà và ít tiền đến trao đổi, làm thủ tục mang con về nuôi. Trước khi con nuôi được mang vào nhà, người Dao cũng phải xem và chọn giờ tốt. Sau đó, họ mổ gà cúng xin tổ tiên. Khi con nuôi lớn lên, cha mẹ nuôi phải nói rõ thân phận cho chúng nghe. Theo tục lệ của người Dao, mọi người con nuôi khi mới mang về đều phải đặt cùng một tên là Páo. Khi con nuôi được 12-13 tuổi, cha mẹ nuôi cúng “ma nhập” rồi đặt tên chính thức. Tên con nuôi không được trùng tên với người trong nhà bố mẹ đẻ.Bán con, mua thuốc phiện Con đường độc đạo từ Quốc lộ 32 vào Nậm Mười hoang vu, lạnh lẽo đến ghê người. Sau trận mưa, hơn 20 km đường đèo dẫn vào xã này trở nên lầy lội. Nậm Mười nằm trên khu vực núi cao đến mức từ trung tâm xã, chỉ cần ngồi lên xe, tắt máy, cho xe tự chạy cũng đến được Quốc lộ 32. Người dân Nậm Mười sống chủ yếu dựa vào cây quế hoặc nuôi vài con heo, dăm đàn gà thả rông. Tình trạng mua con, trao đổi con giữa người Dao và người Thái ở Nậm Mười nói riêng cũng như Yên Bái nói chung ở mức độ nào đó đã và đang dẫn tới sự đói nghèo luẩn quẩn. Người Thái vì không chú trọng kế hoạch hóa gia đình nên mỗi nhà luôn có từ 5 đến 7 con. Nương lúa, rẫy ngô chưa kịp thu hoạch thì thực phẩm dự trữ trong bồ đã hết veo. Trẻ con cả năm chẳng có chiếc áo mới. Cố gắng lắm, bọn trẻ cũng chỉ học hết lớp 5 rồi theo gia đình lên nương rẫy. Sinh nhiều nhưng không đủ sức nuôi con, người Thái đành bán con cho người Dao lấy ít vốn làm ăn. Họ bán con lấy tiền nhưng cũng có thể đổi một con trâu, hai con lợn hay đàn gà. Cũng có nhiều trường hợp người Thái bán con chỉ vì nghiện thuốc phiện. Họ nằng nặc lấy tiền cho bằng được để mua thuốc. “Mình mua con rồi trả bố nó một con trâu và cái vòng bạc ở cổ tay nhưng bố nó nhất định không chịu, chỉ đòi lấy tiền về để hút thuốc phiện. Vợ chồng ấy bỏ nhau, chia mỗi người một đứa con. Ông bố thèm thuốc quá nên đem con bán cho mình lấy tiền hút” - chị Bàn Thị Mụi chỉ tay về đứa con nuôi kể. Trong khi đó, người Dao thích mua con về nuôi nhưng gia đình cũng chẳng khá giả gì hơn người Thái. Bi kịch nhất là họ mua con nhưng lại không thể nuôi chúng đủ ăn, không có tiền thuốc thang khi chúng đau ốm... Đơn cử như trường hợp bà Đặng Thị Pham đã mất 4 đứa con nuôi. Hiện 4 người con nuôi còn lại của gia đình người phụ nữ này đã trưởng thành nhưng rất khổ cực, thường xuyên thiếu ăn.
Lệ khó bỏ

Theo ông Bàn Thừa Phúc, Chủ tịch UBND xã Nậm Mười, toàn xã có khoảng hơn 3.000 nhân khẩu, người Dao chiếm 98% dân số, còn lại là người Kinh và người Thái. Chuyện người Dao mua con về nuôi đã có từ mấy đời nay. Những gia đình đông con mà không đủ sức nuôi thường mang đi bán bớt.
 
Người bán con, trước mắt được tiền, được của nhưng kinh tế vẫn không ổn định vì còn phải lo cho nhiều đứa con khác. Nhiều người mua tưởng chừng đạt được mục đích là có con nhưng mua về thì vợ cứ đẻ sòn sòn khiến vỡ kế hoạch rồi con cái thiếu ăn, thiếu mặc, thất học triền miên.
 
Theo thống kê chưa đầy đủ của UBND xã Nậm Mười, xã có trên 30 gia đình mua con nuôi. Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết thường các gia đình không có con gái, con trai hoặc không sinh được con đã tìm mọi cách mua con về nuôi cho bằng được.
 
Một cán bộ xã Nậm Mười thừa nhận chính bản thân ông cũng từng mua 2 đứa con nuôi, một trai, một gái vì sợ vợ không sinh được. “Tôi lấy vợ từ năm 17 tuổi nhưng 9 năm sau vợ mới sinh. Trước đó, tưởng vợ không sinh được, tôi mới mua con nuôi.
 
Ngày trước không quản lý được tình trạng mua con nuôi nên chuyện này đã thành cái lệ khó bỏ rồi. Hiện địa phương không có quy định nào cụ thể để xem xét chuyện mua bán con. Người dân thì chỉ quan niệm đơn giản: Khi mua con về cho “ma” nhà mình nhập vào thì đích thực chúng đã là con nhà mình rồi” - ông này bộc bạch.
Theo NLĐ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.