Phía sau trào lưu cổ phục 'xuyên không'

Cổ phục Việt đang được giới trẻ đón nhận. (Ảnh: Ỷ Vân Hiên)
Cổ phục Việt đang được giới trẻ đón nhận. (Ảnh: Ỷ Vân Hiên)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong xu hướng “biến hình” trên nền tảng tiktok thời gian qua, nhiều bộ trang phục “dân tộc thiểu số” là sản phẩm của việc kết hợp nhiều trang phục lấy cảm hứng từ nhiều nền văn hóa khác nhau…

Khi người trẻ hồn nhiên “biến hình”

Trong các video “biến hình” này, những người sáng tạo nội dung nhờ vào nhiều yếu tố như trang điểm, thay đổi trang phục, hiệu ứng đẹp mắt,... để sau khi “biến hình”, trở nên xinh đẹp, mới lạ hơn so với bản thân thường ngày, như thể vừa có sự “lột xác”.

Thời gian qua, hầu khắp các điểm du lịch ở Việt Nam đều có dịch vụ cho thuê đồ truyền thống các dân tộc, như tại Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình), Sa Pa (Lào Cai), Điện Biên, Hà Giang… Và ngay Hà Nội, dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc chỉ cần là có.

Còn nhớ, tháng 7 năm 2023, xu hướng biến hình mặc đồ dân tộc thiểu số phổ biến trở lại khi bản remix ca khúc “À lôi” của Double2T ra đời. Xu hướng này khiến nhiều bạn trẻ tò mò với văn hóa và trang phục của đồng bào thiểu số. Những người sáng tạo nội dung nổi bật trong trào lưu này cũng thể hiện mong muốn lan tỏa nét đẹp của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tới không chỉ giới trẻ mà còn bạn bè quốc tế.

Thế nhưng, phần lớn trang phục trong các clip không phải trang phục thiểu số ở Việt Nam. Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường - Isee, trong một vài video có lượng tương tác cao, người sáng tạo nội dung xuất hiện trong video là trang phục của người nước ngoài. Thực tế, khi quay trở lại xu hướng “biến hình”, đa phần những người tham gia xu hướng sử dụng những bộ trang phục mang phong cách “dân tộc”, “thổ dân” hoặc “thổ cẩm” một cách chung chung. Cụ thể, nhiều bộ trang phục được cho là của “dân tộc thiểu số” là sản phẩm của việc kết hợp nhiều trang phục lấy cảm hứng từ nhiều nền văn hoá khác nhau. Đó là những tạo hình mang hơi thở thảo nguyên hoặc từ các phim cổ trang nước ngoài, pha trộn từ phong cách bohemian xuất phát ở châu Âu (từ người Romani du mục hay còn gọi là người Gypsy) và phong cách hippie những năm 60 cùng các chi tiết lấy cảm hứng từ văn hoá của người Mỹ bản địa.

Những kiểu phụ kiện thường thấy có thể kể đến lông, tóc tết, phối kết hợp giữa nhiều món trang sức kim loại, sự tổng hợp của màu sắc rực rỡ và các hoa văn trên trang phục gợi nhắc tới những tấm thổ cẩm của các tộc thiểu số, nhưng hoàn toàn không phải thổ cẩm của dân tộc nào. Không chỉ trong những video trên Tiktok, việc mặc trang phục theo hướng “dân tộc” không chính xác này đã xuất hiện từ trước trong những MV ca nhạc Việt Nam nổi tiếng như “Tình yêu màu nắng” (Big Daddy), “Rằng em mãi ở bên” (Bích Phương)…

Từ ca khúc À lôi đã trở thành trào lưu làm tiktok, chụp hình một thời gian dài trong giới trẻ. (Ảnh chụp màn hình)

Từ ca khúc À lôi đã trở thành trào lưu làm tiktok, chụp hình một thời gian dài trong giới trẻ. (Ảnh chụp màn hình)

Ở Việt Nam, việc mặc trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở các khu du lịch như Sa Pa (Lào Cai), sông Nho Quế (Hà Giang),… có thể xuất phát từ nhu cầu bản thân mới mẻ hơn hoặc mong muốn lan tỏa nét đẹp văn hóa của người bản địa. Tuy nhiên, điều đáng nói, việc khoác lên mình bộ trang phục mà không hiểu rõ những nếp áo mang theo nền văn hóa bản địa.

Tại tỉnh Ninh Thuận, nơi có nhiều du khách đến “check in” tại các đền tháp Chăm. Dẫu người Chăm không có quy định về trang phục mặc khi lên đền tháp nhưng trang phục quần đùi, áo ba lỗ hay váy ngắn được cộng đồng coi là không phù hợp. Tuy nhiên, hiện tượng này lại xảy ra thường xuyên. Anh Jaka, người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận cho biết, anh thường xuyên chứng kiến cảnh khách du lịch ăn mặc và có những hành động không phù hợp trong khu vực đền tháp như chụp ảnh đám cưới hay lên tháp tạo dáng theo các tư thế của bộ môn yoga để chụp hình. Đối với người Chăm, đền tháp là nơi linh thiêng. Đây không chỉ là một thực thể kiến trúc dành cho công chúng thưởng lãm mà còn là ngôi nhà trú ngụ của những vị thần. Trước đây, chỉ có các tu sĩ và những người phục vụ lễ mới được phép đi vào khu vực đền tháp trong bốn dịp lễ hàng năm của người Chăm mà thôi.

Ở bản Cát Cát, Sa Pa, Lào Cai, chị Sùng Thị Lan, người Mông ở xã Tả Van, Sa Pa nhận thấy rằng có rất nhiều người cho thuê trang phục không phải của các tộc người ở địa phương. Thay vào đó, những bộ trang phục Mông Cổ, Tây Tạng hay trang phục của người Thái Lan lại được những người kinh doanh ở bản Cát Cát sử dụng cho khách du lịch thuê. Trong khi với du khách, họ có thể chỉ quan tâm tới thẩm mỹ mang tính cá nhân khi thuê trang phục truyền thống mà chưa chú ý tới trang phục này là của dân tộc nào.Ý nghĩa của trang phục và những hoa văn ở từng phần, hay bộ trang phục được tạo ra thế nào…

Còn đó, nếp áo ngàn năm

Có thể nói, việc cho thuê và mặc trang phục truyền thống góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương và giúp họ quảng bá các sản phẩm may mặc thủ công của mình. Đơn cử như tại bản Cát Cát (Sa Pa, Lào Cai), những ngày cuối tuần có tới hàng nghìn lượt khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm, đa số du khách, nhất là giới trẻ đều có nhu cầu thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh. Nếu tính sơ sơ, mỗi bộ trang phục nam thường có giá thuê dao động từ 50 - 100 nghìn đồng/bộ, bộ nữ dao động từ 100 - 150 nghìn đồng/bộ thì nguồn lợi từ dịch vụ cho thuê trang phục không nhỏ. Tuy nhiên, những người dân bản địa như chị Lan và anh Jaka đều mong muốn đề xuất những lưu ý dành cho cả khách du lịch và người kinh doanh du lịch để không xảy ra hiện tượng chiếm dụng văn hoá hay thiếu tôn trọng với trang phục của người bản địa.

Với trường hợp ở tháp Chăm, những người quản lý đền tháp có thể phổ biến những nguyên tắc hành xử để khách du lịch được biết và điều chỉnh hành vi cũng như phục trang của mình. Với việc mặc trang phục cổ trang hay trang phục của nước khác ở Sa Pa, chị Lan mong muốn những người kinh doanh du lịch chỉ lựa chọn cho thuê những trang phục truyền thống của địa phương như một cách giúp du khách hiểu hơn về văn hóa đặc sắc nơi này. Người cho thuê trang phục cũng cần giải thích về các loại trang phục, giới thiệu về ý nghĩa và cách mặc sao cho đúng với văn hóa của dân tộc đó.

Được biết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai và Hà Giang cũng đã vận động và phổ biến tới những hộ kinh doanh dịch vụ việc chỉ cho thuê trang phục truyền thống lan tỏa nét đẹp và ý nghĩa của những bộ trang phục này tới du khách. Không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia nổi tiếng với những điểm du lịch tâm linh khác như Campuchia và Thái Lan cũng có những động thái tương tự với cả du khách trong nước và quốc tế. Cụ thể, du khách khi tới tham quan đền Angkor Wat cần mặc trang phục nghiêm chỉnh và nếu có nhu cầu thuê trang phục truyền thống Khmer thì cần phải mặc đúng theo quan niệm của người Khmer. Nếu không, du khách có thể bị từ chối vào tham quan đền hoặc không được chụp ảnh quanh khu vực đền.

Nhiều đôi uyên ương đã chọn cổ phục Việt cho bộ ảnh cưới của mình. (Ảnh: Ỷ Vân Hiên)

Nhiều đôi uyên ương đã chọn cổ phục Việt cho bộ ảnh cưới của mình. (Ảnh: Ỷ Vân Hiên)

Theo các chuyên gia văn hóa, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, ngoài 85,4% người Kinh thì 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chiếm 14,6% dân số cả nước với những bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, lễ hội văn hóa, phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống, thì trang phục là dấu hiệu nhận diện và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét nhất… Người phụ nữ Mông, Dao với bộ y phục phối màu sặc sỡ kết hợp với các hình thức trang trí kim loại nhằm tạo hiệu quả màu sắc và âm thanh. Trang phục người Thái, Mường với những gam màu nguyên bản, có sự tương phản giữa màu váy và áo. Trang phục người Tày, Nùng với gam màu chàm thể hiện sự kín đáo, dịu dàng của người phụ nữ. Người Lô Lô với trang phục rực rỡ, được làm thủ công rất cầu kỳ, công phu... Thông qua trang phục truyền thống, các DTTS không chỉ thể hiện được “gu” thẩm mỹ mà còn phản ánh được tín ngưỡng, tôn giáo, nhân sinh quan, thế giới quan, thậm chí là cả cội nguồn hình thành, phát triển của dân tộc mình.

Cùng với trào lưu chụp ảnh, làm Tiktok mặc trang phục DTTS, tại nhiều thành phố, xu hướng giới trẻ mặc cổ phục đang khá phổ biến. Khi nhắc tới trang phục truyền thống của Việt Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến áo dài. Thế nhưng, trong suốt chiều dài lịch sử, ở mỗi thời kỳ đất nước ta đều có loại trang phục riêng mang dấu ấn văn hóa của thời đại đó. Với sự quan tâm của nhiều bạn trẻ đến phong trào cổ phong, cùng sự phát triển của các bộ phim, dự án nghệ thuật lịch sử, những bộ cổ phục Việt đã trở lại với một đời sống mới trong xã hội hiện đại.

Có thể kể đến việc các trang fanpage nghiên cứu và tái hiện những văn vật xưa của Việt Nam như: Đại Việt Cổ Phong, Vietnam Center thu hút hàng chục ngàn lượt thích; group Việt Phục Hội có hơn 71K thành viên với nhiều bài chia sẻ kiến thức, thảo luận về cổ phục Việt,… Các bạn trẻ Việt Nam hiện nay cũng đã quen thuộc hơn với những chiếc áo Nhật Bình, áo tấc, áo giao lĩnh,… trong các lễ hội, ngày Tết cổ truyền và cuộc sống thường ngày.

Để lưu giữ những giá trị của cổ phục Việt, các nhà thiết kế đến từ các thương hiệu đã phải trải qua nhiều giai đoạn công phu để hoàn thành sản phẩm một cách chỉn chu nhất. Theo bạn Hồng Thanh, Hà Nội, từ ngày biết đến cổ phục, bạn mới biết mỗi lớp áo có nhiều ý nghĩa, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Ví dụ như áo dài ngũ (năm) thân tượng trưng phụ mẫu hai bên và chính người mang áo. Năm hạt nút cài áo mang ý nghĩa ngũ thường là nhân - lễ - nghĩa - trí - tín. Bởi thế, khi người trẻ càng tìm hiểu lại càng thấy đẹp và trân trọng hơn những giá trị văn hóa mà người xưa để lại, dù là chỉ qua những nếp áo mặc hàng ngày…

Tin cùng chuyên mục

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Đọc thêm

“Bắt” người nghe phải nghe mình nói

 “Bắt” người nghe phải nghe mình nói
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Câu trả lời nằm ở sức mạnh của sự đơn giản. Một thông điệp đơn giản, rõ ràng không chỉ dễ nhớ, dễ tiếp cận mà còn làm nổi bật những điều bạn truyền tải. Nhưng vì sao đơn giản lại hiệu quả? Và làm cách nào để biến những ý tưởng phức tạp trở thành những thứ đơn giản, thu hút?

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.