Phát triển nông nghiệp đô thị - sinh thái bền vững, xây dựng nông thôn mới phù hợp với tiềm năng, lợi thế của thành phố

Là thành phố cảng, đô thị loại I cấp quốc gia, trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, Hải Phòng có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ chiếm 90% trong GDP. Tuy nhiên, Hải Phòng vẫn còn 55,27% dân số ở khu vực nông thôn, diện tích đất nông nghiệp hơn 55 nghìn ha. Do vậy, kinh tế nông thôn Hải Phòng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của thành phố. Phải phát triển nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng theo hướng CNH- HĐH như thế nào cho phù hợp, hiệu quả luôn là trăn trở của thành phố.

Hải Phòng là thành phố cảng, đô thị loại I cấp quốc gia; là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc và giao thương quốc tế. Thành phố liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ chiếm 90% trong GDP. Tuy nhiên, Hải Phòng vẫn còn 55,27% dân số ở khu vực nông thôn, diện tích đất nông nghiệp hơn 55 nghìn ha. Do vậy, kinh tế nông thôn Hải Phòng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của thành phố. Phải phát triển nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng theo hướng CNH- HĐH như thế nào cho phù hợp, hiệu quả luôn là trăn trở của thành phố.

 

Sử dụng máy gặt đập liên hợp tại xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy Ảnh: Giang Chinh

Sử dụng máy gặt đập liên hợp tại xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy

Ảnh: Giang Chinh

 

Phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở thành phố công nghiệp: Kết quả và những thách thức

 

Những năm qua, phát triển nông nghiệp, nông thôn được thành phố giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH. Trong 5 năm qua (2006 – 2010), giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,54%/năm; diện tích gieo trồng giảm khoảng 1,16%, nhưng năng suất các loại cây trồng đều tăng. Trên địa bàn thành phố phát triển nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở đô thị và xuất khẩu, nâng giá trị sản xuất nhiều cánh đồng, vườn cây đạt khoảng 100 triệu đồng/ha. Phát triển nhanh các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Đến nay trên địa bàn thành phố đã có 618 trang trại chăn nuôi. Giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân ước tăng 7,87%/ năm, từng bước khẳng định là trung tâm sản xuất giống thuỷ hải sản ở miền Bắc.

 

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn cũng được thành phố đặc biệt quan tâm. Nhờ vậy 86% người dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; 70% khối lượng hàng hoá, nông sản ở nông thôn được vận chuyển bằng cơ giới, 86% diện tích gieo trồng được tưới tiêu chủ động; 94% đường giao thông trong các thôn xóm được bê tông hoá; 100% số xã, thị trấn dùng điện lưới quốc gia và có điểm bưu điện văn hoá; 98,6% số xã có trường học nhiều tầng; công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân được nâng cao; dịch vụ hậu cần nghề cá, kiên cố hoá kênh tưới được quan tâm xây dựng; nhiều hộ dân được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, vật tư mới…

           

So với tiềm năng, lợi thế, việc thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn của thành phố còn đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Nổi bật nhất là: tốc độ đô thị hoá nhanh đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. Hằng năm, trên địa bàn thành phố có hơn 1000 ha đất nông nghiệp dành cho các dự án và phát triển đô thị. Ngoài ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong tương lai, nông dân mất đất canh tác cùng với thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, nông nghiệp làm gia tăng thêm thêm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm xã hội. Làng nghề và các khu công nghiệp nông thôn do những hạn chế về công nghệ, thiết bị, mặt bằng sản xuất, trình độ quản lý… và không được quan tâm đến các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nên đa số cơ sở trong quá trình sản xuất đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm suy thoái tài nguyên…Trong bối cảnh đó, phát triển nền nông nghiệp đô thị - sinh thái bền vững, xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của Hải Phòng là định hướng quan trọng.

 

Hướng tới nền nông nghiệp đô thị - sinh thái bền vững, xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù Hải Phòng

 

Mục tiêu đến năm 2020, thành phố phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản đạt trên 6,0%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: trồng trọt 40%, chăn nuôi 10%, dịch vụ 10%; tỷ lệ sản phẩm qua bảo quản chế biến công nghiệp đạt trên 50%, giá trị xuất khẩu đạt trên 300 triệu USD/ năm, giá trị sản xuất canh tác trên 100 triệu đồng /ha/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn 9,5-10%, GDP trong khu vực nông thôn chiếm trên 20% GDP toàn thành phố. Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng được nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.         Để đạt được những mục tiêu này, Hải Phòng đang dồn sức phát triển nền nông nghiệp đô thị - sinh thái bền vững, xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của Hải Phòng. Thời gian tới, thành phố cần chú trọng thực hiện những nhiệm vụ giải pháp cơ bản sau:

 

Một là, tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 800/QĐ-TTgngày 4-6-2010.Thực hiện khảo sát, xây dựng quy hoạch nông thôn mới, hoàn thành trong năm 2011, bao gồm quy hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội – môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông, đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp, cơ giới hoá nông nghiệp, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn, đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

 

Hai là, thực hiện tốt quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn một cách đồng bộ, trên cơ sở xây dựng các quy hoạch đô thị; vùng gắn các đô thị với phát triển nông thôn. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng vùng (nội đô, ven đô, ngoại ô), phù hợp với hệ sinh thái. Trong đó, vùng nông nghiệp nội đô chủ yếu ưu tiên để phát triển rau, hoa, cây cảnh, sinh vật cảnh để tạo thành vùng chuyên canh cung cấp sản phẩm cho các khu đô thị, các khu công nghiệp. Vùng nông nghiệp ven đô tập trung phát triển mô hình theo hướng các vùng sản xuất cây rau, thực phẩm kết hợp với nhà vườn tạo vành đai xanh cho đô thị. Vùng nông nghiệp ngoại ô phát triển sản xuất chăn nuôi tập trung, sản xuất cây lương thực, cây ăn quả hàng hoá...

 

Ba là, tăng cường huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn (đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, trụ sở xã …) đạt chuẩn của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

 

Bốn là, tiếp tục nghiên cứu thực hiện đổi mới các cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn như: chính sách đất đai, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng và thuế, chính sách lao động và đào tạo. Tăng cường tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản; đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rau quả, bảo quản và xử lý sau thu hoạch; tăng đầu tư cho nghiên cứu, du nhập giống cây, con mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng. Tạo thuận lợi cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay dựa vào các quỹ tín dụng...Nghiên cứu đề ra chương trình thu hút và nâng cao hiệu quả chiến lược đầu tư FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, làm cơ sở cho quá trình hoạch định chính sách, định hướng và kêu gọi vốn đầu tư, phân khúc và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực trong toàn bộ Chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn của thành phố.

 

Năm là, tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hiện vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp và phát triển nông thôn hiệu quả chưa cao, đặc biệt là với lao động ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Nguồn nhân lực chính là một trong những lý do khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài ngại ngần và cân nhắc khi bỏ tiền đầu tư cho các dự án.

 

Sáu là, phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tiếp thị. Gắn bó vùng cung cấp nguyên liệu với cơ sở chế biến, gắn sản xuất với thị trường. Hình thành các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, liên kết dọc sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, liên kết nông nghiệp với công nghiệp và kinh tế đô thị. Phát triển hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, tư vấn khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

 

Phát triển nông nghiệp đô thị - sinh thái và xây dựng nông thôn mới là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp CNH- HĐH của đất nước và thành phố, nhằm tạo ra sự cân bằng với thiên nhiên, cho phép người dân tận hưởng tối đa chất lượng cuộc sống. Để bảo đảm phát triển bền vững, thành phố cần giải quyết vấn đề một cách toàn diện giữa phát triển đô thị và nông thôn; với đặc thù riêng của Hải Phòng, tiếp tục có những giải pháp cơ chế, chính sách hiệu quả nhằm gìn giữ và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đồng thời bảo tồn bản sắc văn hóa và không gian nông thôn của thành phố.

 

Thạc sĩ Đỗ Trung Thoại

(Phó Chủ tịch UBND thành phố)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.