Phát triển du lịch cộng đồng Mộc Châu

Mộc Châu phát triển xanh. (Ảnh: Mạnh Chi)
Mộc Châu phát triển xanh. (Ảnh: Mạnh Chi)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - QAVới cảnh quan thiên nhiên phong phú, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ cùng những món ăn dân tộc đặc sắc, Mộc Châu nói riêng và Sơn La nói chung là một trong những điểm du lịch được yêu thích nhất khu vực Tây Bắc. Tận dụng lợi thế này, huyện Mộc Châu đã đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, qua đó góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan, đa dạng loại hình dịch vụ, đồng thời nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc trong vùng.

Những trải nghiệm đáng có

Mộc Châu được thiên nhiên ban cho hệ sinh thái đa dạng, vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp (đồng cỏ, vườn hoa), với nhiều điểm danh thắng, như: Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa...

Ngoài những danh lam thắng cảnh, sự đa dạng văn hóa từ 12 dân tộc anh em cùng sinh sống là điều mà ít vùng miền có được. Sự hội tụ này đã mang lại cho địa phương nhiều nghề thủ công, sản vật, văn hóa ẩm thực và các lễ hội truyền thống.

Phát huy lợi thế từ các sườn đồi và thung lũng bằng phẳng, đồng bào đã lập nên nhiều trang trại bò sữa, nhà vườn, cánh đồng hoa tam giác mạch, hoa cải, vườn chè… Ngoài ra, nhiều hộ còn xây mới, sửa chữa, tận dụng những ngôi nhà truyền thống để làm nhà nghỉ cộng đồng hoặc mở nhà hàng, làm các món ăn địa phương phục vụ khách tham quan. Du khách đến với Mộc Châu được trải nghiệm cùng đồng bào hái quả, trồng rau sạch, quan sát quy trình chế biến các sản phẩm từ sữa bò, hòa mình vào những điệu xòe Thái, những điệu dân ca cổ, ngủ nhà sàn truyền thống, nằm đệm bông gạo, thưởng thức đặc sản núi rừng như: thịt trâu gác bếp, cá suối nướng, bê chao, xôi ngũ sắc, rau rừng… và không thể quên hương nồng của rượu ngô men lá.

Đặc biệt, các hộ làm du lịch cộng đồng được tạo điều kiện tham gia các khóa tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng du lịch. Để tăng thêm thu nhập, đồng bào còn duy trì và phát triển nghề dệt truyền thống với nhiều sản phẩm hấp dẫn như: khăn piêu, áo thổ cẩm, túi xách, rèm cửa, khăn tay…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hệ sinh thái đa dạng, vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp (đồng cỏ, vườn hoa), với nhiều điểm danh thắng, như: Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa... Phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa các dân tộc đa dạng và đặc sắc. Hàng năm địa phương đều tổ chức các lễ hội truyền thống của người H’Mông, nét văn hóa người Mường và nếp sống của đồng bào Thái rất hấp dẫn du khách. Đặc biệt là ngày Hội văn hóa các dân tộc được tổ chức từ ngày 30/8 đến ngày 02/9, lễ hội Hết Chá, Cầu Mưa được tổ chức vào tháng 3; ngày hội hái quả tổ chức vào tháng 5...

Từ lợi thế này, huyện Mộc Châu đã đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, qua đó góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan, đa dạng loại hình dịch vụ, đồng thời nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc trong vùng. Mộc Châu đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp tương hỗ cho phát triển du lịch, kết hợp giữa phát triển sản phẩm nông nghiệp với hoạt động du lịch và dịch vụ, như: Xây dựng mô hình thăm quan bò sữa, đồi chè; khuyến khích người nông dân trồng, khai thác dịch vụ thăm quan hoa cải, hoa tam giác mạch, trồng đào, mận; khuyến khích cơ sở kinh tế xây dựng các mô hình mẫu cho phát triển du lịch, như: mô hình tham quan trang trại trồng trọt, chăn nuôi, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả, cây hoa cảnh, cây hoa màu...

Ngoài ra, nhiều hộ còn xây mới, sửa chữa, tận dụng những ngôi nhà truyền thống để làm nhà nghỉ cộng đồng hoặc mở nhà hàng, làm các món ăn địa phương phục vụ khách tham quan. Du khách đến với Mộc Châu được trải nghiệm cùng đồng bào hái quả, trồng rau sạch, quan sát quy trình chế biến các sản phẩm từ sữa bò, hòa mình vào những điệu xòe Thái, những điệu dân ca cổ, ngủ nhà sàn truyền thống, nằm đệm bông gạo, thưởng thức đặc sản núi rừng như: thịt trâu gác bếp, cá suối nướng, bê chao, xôi ngũ sắc, rau rừng cùng hương nồng của rượu ngô men lá.

Định hướng phát triển

UBND tỉnh Sơn La cũng công bố quyết định phê duyệt Đề án định hướng phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch Quốc gia; với 3 phân khu gồm du lịch biển hồ Quỳnh Nhai, du lịch nghỉ dưỡng Mường La, du lịch gắn với khu bảo tồn thiên nhiên. Mục tiêu đến năm 2024, vùng lòng hồ thủy điện Sơn La được đưa vào danh mục là khu du lịch tiềm năng phát triển thành du lịch quốc gia; năm 2025, định hướng phát triển vùng lòng hồ thủy điện Sơn La theo hướng thành khu du lịch Quốc gia.

Các mục tiêu, giải pháp với lộ trình cụ thể được triển khai nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, xác định mục tiêu du lịch của tỉnh đến năm 2030 thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đến năm 2025 Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được công nhận, trở thành một trong những khu du lịch hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Định hướng quy hoạch du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La thành khu du lịch quốc gia.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo ThS Trần Xuân Việt - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, Sơn La chú trọng phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại của tỉnh Sơn La trên cơ sở tăng cường mối liên kết giữa các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và với các vùng khác. Đồng thời liên kết quốc tế trong phát triển du lịch để phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh về du lịch của địa phương.

Phát triển du lịch theo hướng đa dạng, đa lĩnh vực sản phẩm trên cơ sở khai thác có chọn lọc tự nhiên, văn hóa, lịch sử, xã hội và nhân văn. Hình thành trọng điểm các tour - tuyến du lịch nổi bật và có tính đặc thù, kế thừa và phát huy hệ thống hạ tầng sản phẩm du lịch hiện hữu, phát triển những giá trị mới.

Chú trọng phát triển du lịch nhanh và bền vững gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, di sản văn hóa vật thể phi vật thể và sản vật địa phương. Phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ tôn tạo cảnh quan môi trường. Phát triển du lịch văn hóa với giá trị cốt lõi là bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc làm nền tảng để hình thành các loại hình du lịch khác. Đồng thời, khuyến khích mở rộng phát triển du lịch cộng đồng tạo ra việc làm và gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới.

Phát triển du lịch Sơn La trên cơ sở kế thừa phát huy và hoàn chỉnh 5 loại hình du lịch đã hình thành từ giai đoạn 2011-2020 gồm: Du lịch sinh thái nông nghiệp; Du lịch văn hóa lịch sử; Du lịch cộng đồng; Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và sức khỏe; Du lịch chuyên đề với hạ tầng du lịch đồng bộ hiện đại và chuyên nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030 du lịch Sơn La trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thúc đẩy ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.