Phát huy vai trò của ngành công nghiệp văn hóa trong mối liên kết với du lịch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại TP Hội An (Quảng Nam) đã diễn ra diễn đàn toàn quốc “Đối thoại phát triển địa phương năm 2022” với chủ đề "Công nghiệp văn hóa, Du lịch và Phát triển địa phương” do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam và Đại học Indiana (Hoa Kỳ) tổ chức.

Đây là diễn đàn thường niên, kênh đối thoại về các vấn đề phát triển địa phương, cập nhật những thành tựu và khó khăn trong công tác lãnh đạo địa phương và hợp tác liên kết vùng, vì mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo động lực cho sự cất cánh phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời, tạo kết nối giữa Trung ương và địa phương, chia sẻ hoạch định chính sách của các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo địa phương, các doanh nghiệp hàng đầu, chuyên gia, nhà nghiên cứu cao cấp, các tổ chức phát triển quốc tế; tạo các động lực mới phát triển địa phương theo chiến lược quốc gia; giúp kích hoạt tiềm năng, khai thông điểm nghẽn, đẩy mạnh những đột phá cho phát triển địa phương; chia sẻ sáng kiến địa phương phục vụ tăng trưởng nhanh và bền vững.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, khẳng định Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đã thể hiện nổi bật quan điểm nhất quán, xuyên suốt: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam là động lực quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại diễn đàn.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại diễn đàn.

Theo ông Thắng, trong nền kinh tế thị trường, công nghiệp văn hóa là lĩnh vực biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa; thể hiện là một ngành công nghiệp văn hóa và hệ sinh thái văn hóa, tạo giá trị gia tăng trong hưởng thụ của người dân, sự tích hợp về đời sống vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của các tầng lớp nhân dân. Phát triển lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng giúp chuyển hóa nguồn tài nguyên mềm văn hóa thành những sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lan tỏa sức mạnh mềm, di sản và đặc trưng văn hóa của mỗi địa phương, mỗi vùng kinh tế và quốc gia; làm cho văn hóa thẩm thấu sâu hơn, thực sự trở thành một trụ cột năng động trong sự phát triển của nền kinh tế.

Ông Thắng nhận định, các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với nhiều ngành công nghiệp khác nhưng lại là ngành có nhiều dư địa phát triển, có thể phát triển nhanh, nhất là khi nước ta đã bước qua ngưỡng thu nhập trung bình thấp, gia tăng tầng lớp trung lưu, tạo ra nhu cầu thị trường lớn đối với các sản phẩm văn hóa, giải trí và du lịch. Tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại các địa phương trong cả nước hết sức to lớn, nhất là khi phát triển công nghiệp văn hóa gắn với phát triển du lịch và nhiều ngành dịch vụ kết nối; đồng thời càng trở nên to lớn hơn khi sự phát triển này đã và đang dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hết; dư địa về mặt cơ chế, chính sách, nhất là những cơ chế, chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, còn nhiều bất cập, hạn chế, thậm chí chưa có; sự phát triển vẫn chậm, chưa đều, chưa thật sự bền vững và đồng bộ tại các địa phương. Có một thực tế là một số tỉnh có những di sản văn hóa - thiên nhiên quý giá và những di tích lịch sử cách mạng vẫn là những tỉnh nghèo.

"Các ngành, địa phương cần xử lý hài hòa mối quan hệ giữa giữ gìn, bảo tồn và phát huy, phát triển; tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; phát triển có trọng tâm, trọng điểm một số ngành công nghiệp văn hóa. Ngoài ra, các ngành công nghiệp, dịch vụ văn hóa rất đa dạng, cần xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển, tập trung nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm vào một số lĩnh vực chủ chốt, có thế mạnh trên phạm vi quốc gia cũng như ở từng địa phương", ông Nguyễn Xuân Thắng chia sẻ.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn phát triển địa phương 2022.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn phát triển địa phương 2022.

Dự và phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đề xuất 5 giải pháp lớn để phát huy vai trò của ngành công nghiệp văn hóa trong mối liên kết với du lịch; phát triển du lịch trong mối liên kết với các ngành công nghiệp văn hóa. Trong đó, lấy người dân địa phương làm chủ thể chính để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương. Bởi, người dân địa phương tạo ra, kế thừa và phát huy vốn văn hóa của địa phương.

"Địa phương cần thúc đẩy tính liên kết giữa các ngành, các vùng nhằm tăng cường phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc phát triển công nghiệp văn hóa; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy số hóa các ngành công nghiệp văn hóa địa phương; tăng cường sự phối hợp, cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm sáng tạo giữa các bộ ngành địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện”, ông Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng nhấn mạnh, cần phát huy vai trò chủ động của các địa phương trong xây dựng chương trình và kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các chủ trương, chính sách và giải pháp phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, đảm bảo phát huy tối ưu tiềm năng, thế mạnh của các ngành công nghiệp văn hóa của mỗi địa phương để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Cũng tại Diễn đàn, ông Phan Việt Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam, khẳng định diễn đàn là cơ hội tốt để địa phương này tiếp cận thêm nhiều thông tin hữu ích giúp nhận diện rõ hơn cơ hội, thách thức nhằm tận dụng, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh trong định hướng phát triển toàn diện, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm về du lịch văn hóa quan trọng của cả nước.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường phát biểu tại diễn đàn.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường phát biểu tại diễn đàn.

Theo ông Cường, để du lịch phát triển bền vững, Quảng Nam sẽ tiếp tục tìm tòi, đổi mới sáng tạo, không ngừng cải tiến, vận dụng có hiệu quả các giá trị tinh hoa và thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, công nghệ; xây dựng đa dạng hơn các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, hoàn thiện thị trường văn hóa, gắn liền với các sản phẩm du lịch nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân, góp phần phát huy “sức mạnh mềm” của tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu ấn nút phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. (Ảnh: PV)

Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

(PLVN) -  Sáng 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đọc thêm

Bình Định: Tổ chức phiên họp giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp

Quang cảnh phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay
(PLVN) - Ngày 25/4, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay. Phiên họp có sự tham dự và chủ trì của ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định và ông Đoàn Văn Phi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bình Định.

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc, phục vụ Nhân dân và du khách đến thăm, viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lân cận, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan thống nhất tổ chức 05 địa điểm tập kết, trông giữ phương tiện.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.