Phát hiện virus cúm A/H7N9 độc lực cao, lây truyền nhanh gấp 1.000 lần

Phát hiện virus cúm A/H7N9 độc lực cao, lây truyền nhanh gấp 1.000 lần
WHO và FAO cho biết, đã ghi nhận sự thay đổi của virus cúm A/H7N9 ở người và gia cầm tại Trung Quốc từ độc lực thấp sang độc lực cao, có khả năng lây truyền nhanh hơn gấp khoảng 100-1.000 lần so với virus có độc lực thấp.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịch cúm A/H7N9 bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ tháng 3/2013 với 5 đợt dịch. Trong đó, đợt dịch thứ 5 diễn ra từ tháng 10/2016 tới nay là đợt dịch lớn nhất cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan, với 541 trường hợp mắc tại 17 tỉnh của Trung Quốc.

Gần đây dịch có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía nam, đông nam của Trung Quốc, trong đó có hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây giáp biên giới với nước ta cũng đã ghi nhận trường hợp bệnh.

Tại tỉnh Quảng Tây, riêng từ ngày 8/2-9/3 ghi nhận sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc cúm A/H7N9 trên người với 14 trường hợp, trong khi năm 2015 và 2016 tỉnh này không ghi nhận trường hợp mắc.

Theo WHO và FAO, sự gia tăng này có thể là do gia cầm đã được vận chuyển từ tỉnh Quảng Đông sang Quảng Tây sau khi tỉnh Quảng Đông công bố đóng cửa chợ gia cầm.

Các chuyên gia khuyến cáo: Nguy cơ dịch cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam trong giai đoạn này là cao nhất kể từ năm 2013 do lo ngại Quảng Tây cũng sẽ áp dụng biện pháp đóng cửa chợ gia cầm, nên gia cầm sẽ được vận chuyển vào Việt Nam nếu không có các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ.

Cũng theo thông báo của WHO, FAO, hai tổ chức này đã ghi nhận sự thay đổi của virus cúm A/H7N9 từ độc lực thấp sang độc lực cao khi phân tích gene virus cúm ở người cũng như ở gia cầm.

Cụ thể, trên người, đã phát hiện gene độc lực cao tại 2 bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 tại Quảng Đông và 1 bệnh nhân ở Đài Loan. Ở gia cầm, FAO cũng ghi nhận 41 mẫu cúm gia cầm độc lực cao ở gia cầm và môi trường được lấy tại 23 chợ gia cầm sống và 3 trang trại thuộc các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây và Hà Nam. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, virus cúm A/H7N9 độc lực cao có khả năng gây chết 100% gà mắc (trong thí nghiệm) và có khả năng lây truyền nhanh hơn gấp khoảng 100-1.000 lần so với virus có độc lực thấp.

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc và những biến đổi độc lực của virus, Bộ Y tế đánh giá nguy cơ rất cao virus cúm A/H7N9 có thể xâm nhập vào nước ta.

Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT cũng đã có các công điện, công văn chỉ đạo tập trung việc ngăn chặn nhập lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ biên giới vào nước ta, đồng thời kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán gia và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch trên thị trường.

Công tác giám sát phát hiện sớm dịch bệnh cũng đã được triển khai mạnh mẽ tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực buôn bán gia cầm sống, các cơ sở y tế và tại các cửa khẩu…

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm gia cầm A/H7N9 xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng, mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với WHO, FAO và các tổ chức quốc tế theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và kịp thời thông báo cho người dân để áp dụng các biện pháp phòng chống phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.