Phát hiện ung thư bằng sứa

Bằng việc sử dụng tế bào phát quang của loại sứa phát sáng trong bóng tối, các nhà khoa học Anh có thể phát hiện những khối u nằm sâu bên trong cơ thể người.

Bằng việc sử dụng tế bào phát quang của loại sứa phát sáng trong bóng tối, các nhà khoa học Anh có thể phát hiện những khối u nằm sâu bên trong cơ thể người.

Thông thường, những tế bào ung thư nằm sâu bên trong cơ thể người rất khó được phát hiện trong các giai đoạn đầu của bệnh. Việc sử dụng tia X cũng không đem lại hiệu quả trong những trường hợp này. Tia X hầu như không thể đem lại hình ảnh của những khối u nằm sâu trong xương. Chính vì vậy, rất hạn chế việc phát hiện ra loại ung thư này ở thời gian mới phát triển.

Những tế bào phát quang của sứa phát sáng có khả năng giúp phát hiện ung thư sớm. (Ảnh: Dailymail)
Những tế bào phát quang của sứa phát sáng có khả năng giúp phát hiện ung thư sớm. (Ảnh: Dailymail)
Tuy nhiên, khi sử dụng những tế bào phát quang của loại sứa có khả năng phát sáng thì mức độ phát hiện khối u này cao hơn rất nhiều. Dailymail dẫn lời của giáo sư Norman Maitland, phòng nghiên cứu ung thư Yorkshire cho biết, mức độ phát hiện thành công khối u nhờ vào sử dụng các tế bào sứa này cao gấp 10 lần so với chụp CT.

Năm 2008, Roger Tsien, nhà hóa học người Mỹ đã dành giải Nobel hóa học cho nghiên cứu thành công việc lọc protein nhờ vào việc sử dụng loại sứa phát quang. Và cũng chính sự thành công của công trình này này đã gợi mở cho các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu việc dùng tế bào sứa để tìm ra tế bào ung thư.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành chuyển protein dẫn xuất tế bào phát quang của sứa vào tế bào của con người thông qua các loại virus vô hại. Các virus này sẽ đem các protein này vào khối u và nhân giống thành hàng nghìn tế bào phát quang. Từ đó, khi các nhà khoa học dùng camera chuyên dụng để soi chiếu thì các protein này sẽ phát sáng, giúp định vị được các tế bào ung thư. Quá trình này có tên là Virimaging.

Giáo sư Norman cũng nói việc chụp CT chỉ có thể phát hiện ra các khối u sau khi các tế bào ung thư đã xuất hiện rất nhiều, lên tới con số vài nghìn. Tuy nhiên, với công nghệ mới này thì có thể sẽ phát hiện được căn bệnh ung thư khi tế bào ung thư phát triển chưa đến 100. Và điều đó giúp rất nhiều trong việc điều trị sớm căn bệnh nguy hiểm này. Công nghệ này còn được sử dụng để phát hiện các dạng ung thư mới cũng như các dạng ung thư di căn trong cơ thể hay có khả năng tái phát sau điều trị.

Theo Đinh Minh
Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.