Phát hiện sốc: Cây “hút lộc” chứa chất giết người

Nhiều người không hề hay biết loại cây thu hút tài lộc này mang chất kịch độc.
Nhiều người không hề hay biết loại cây thu hút tài lộc này mang chất kịch độc.
(PLO) - Cây kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài có tên khoa học là at Boy... Nhiều người chọn trồng cây kim tiền trong nhà để “hút lộc” về cho gia đình mà không biết loài cây này chứa chất độc.

 Kim tiền là loài cây gì?

Cây kim tiền có nguồn gốc từ miền đông châu Phi, chịu được điều kiện phát triển khắc nghiệt. Một cây kim tiền trưởng thành có thể cao từ 30-100cm. Mỗi cành kim tiền có từ 4-8 lá. Tuy nhiên, những cây kim tiền ngày nay đã bị đột biến, có số lá dày hơn gấp nhiều lần. Nói cách khác, hiện cây kim tiền được tạo thành từ một tập hợp các nhánh lá, chiều dài cuốn lá từ 20-40cm. Các cuốn lá này có màu xanh đậm, sáng bóng, mướt mát và mọng nước.

Là một loài cây có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt, không cần tưới nước thường xuyên và có khả năng thanh lọc không khí nên cây kim tiền rất được ưa chuộng. Nghiên cứu của các chuyên gia thực vật, môi trường học ở ĐH Copenhagen năm 2014 chỉ ra, Z. zamiifolia có thể loại bỏ 0,01 mol/m2 các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzene, toluene, ethylbenzene và xylen mỗi ngày. Chưa kể, cái tên kim tiền lại càng khiến loại cây này được lòng các gia chủ.

Tuy nhiên, ít ai ngờ, ẩn sau vẻ ngoài “long lanh” đó lại tiềm ẩn nguy cơ đối với người tiếp xúc, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cây kim tiền có độc, gây ung thư?

Mùa hè năm 2010, ở Đông Nam Á xuất hiện tin đồn cây kim tiền có thể gây ung thư. Tin đồn nhanh chóng lan ra trên mạng internet và bị phóng đại lên đến mức nhiều người nghĩ rằng “chỉ cần chạm vào cây kim tiền là chết”. Tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh được cây này gây ung thư.

Nhà thực vật học Peter Boyce tại Malaysia trả lời: “Ở Malaysia, mọi người còn bảo một ít phấn hoa đủ để gây tử vong một người lớn. Theo hiểu biết của tôi thì từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào đưa ra tuyên bố này”.

Tuy không có bằng chứng gây ung thư nhưng cây kim tiền lại được chứng minh là có độc tố gây hại cho trẻ em. Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra trong cuống và lá của cây kim tiền có chứa canxi oxalat.

Chất này có thể kích ứng các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt nếu ta vô tình tiếp xúc. Do làn da của trẻ em mỏng manh, nhạy cảm nên dễ kích ứng, gây ngứa nếu chẳng may chạm phải cây kim tiền. Chưa kể, trẻ nhỏ dễ bị nóng, rát họng, sưng họng và ngạt thở nếu tiếp xúc với lượng nhỏ chất này.

Khi liều lượng lớn hơn, oxalat canxi gây ra trạng thái nôn nao khó chịu mạnh đối với hệ tiêu hóa, khó thở và nếu quá nhiều sẽ có thể dẫn đến co giật, hôn mê và tử vong. Nếu may mắn thoát chết, bệnh nhân vẫn có khả năng phải chịu tổn thương gan và thận vĩnh viễn.

Năm 2015, các nhà khoa học thuộc ĐH Bergen (Na Uy) đã tiến hành thí nghiệm về độc tính của cây kim tiền. Theo đó, các nhà khoa học thử cho tôm tiếp xúc với liều lượng 1mg/ml chất chiết xuất từ cây kim tiền thì tôm bị chết.

Các chuyên gia cho rằng, loài cây này là mối nguy hiểm tiềm tàng với gia đình có trẻ nhỏ, do chúng thường nghịch ngợm chạm, ngắt lá cây và đưa lên miệng. Do đó, gia chủ nên cân nhắc khi đặt cây kim tiền trong nhà khi có trẻ em.

Khi gặp triệu chứng ngứa, rát trong miệng, bạn nên cho trẻ súc miệng ngay để loại bỏ độc tố ra khỏi miệng. Nếu da hoặc mắt tiếp xúc với chất dịch, bạn cần rửa sạch bằng nước, thuốc nhỏ mắt để tẩy sạch độc tố. Dù là người lớn, khi ngắt lá, tỉa cành bạn đeo găng cẩn thận để không chạm vào dịch. Nếu nắm được những nguyên tắc đó, bạn có thể yên tâm trồng cây kim tiền trong nhà.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.