Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tuyên bố kính viễn vọng X-quang Chandra vừa phát hiện một lỗ đen có “tuổi đời” trẻ nhất từng được con người biết tới. Trong buổi họp báo tổ chức sáng ngày hôm qua, 16/11, NASA cho biết, đó là một lỗ đen mới được hình thành cách đây 30 năm và nằm trong chòm sao M10 cách Trái đất 50 triệu năm ánh sáng. Lỗ đen này được tạo ra trong vụ nổ siêu tân tinh SN 1979C, siêu tân tinh được phát hiện vào năm 1979. Theo NASA, vụ nổ này có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu kỹ hơn về các vụ nổ của các ngôi sao khối lượng lớn cũng như cách thức hình thành các lỗ đen hay các sao neutron. Tuy nhiên, dù các nhà khoa học đều cho rằng đây là một lỗ đen trẻ, cũng có nhiều ý kiến cho rằng không loại trừ khả năng đây là một sao neutron. Nếu như giả thiết này là sự thực thì SN 1979C sẽ trở thành một sao neutron trẻ nhất. Sao neutron “trẻ” nhất từng được biết đến được hình thành cách ngày này 950 năm.
Một lỗ đen mới được hình thành cách đây 30 năm vừa được các nhà khoa học phát hiện. (Ảnh minh họa) |
"Đây là một sự kiện có ý nghĩa to lớn, cũng là điểm khác biệt của kính viễn vọng X-quang Chandra. Nó có thể giúp con người tìm kiếm những câu chuyện tương tự như vậy và đem chân tướng của sự việc nói với chúng ta”, Jon Morse, người phụ trách lĩnh vực vật lý học thiên thể của NASA cho hay.
Theo L.V
VNN