Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện một hành tinh có kích cỡ và khối lượng xấp xỉ Trái Đất bay với vận tốc rất lớn quanh quỹ đạo của một ngôi sao nằm ngoài hệ Mặt Trời.
Tuy nhiên, hành tinh nhỏ xíu này không hoàn toàn giống Trái Đất bởi nó có quá nhiều đá và quá nóng nên khó có sự sống tồn tại ở đây.
Tiểu hành tinh này được gọi là Kepler-10b vì nó được khám phá và định vị bởi tàu vũ trụ Kepler của NASA. Đây là hành tinh nhỏ nhất được phát hiện ngoài hệ Mặt Trời, có kích thước và khối lượng gấp tương ứng khoảng 1,4 và 4,6 lần Trái Đất, với tỷ trọng trung bình của Kepler-10b là 8,8 gam/cm3.
Hành tinh mới quay một vòng xung quanh ngôi sao của nó chỉ mất gần một "ngày" và bay cách ngôi sao của nó ở cự ly chỉ bằng 1/23 lần so với khoảng cách từ sao Thủy tới Mặt Trời. Vì ở rất gần ngôi sao của nó, Kepler-10b quá nóng để sự sống có thể tồn tại.
Theo các nhà thiên văn của NASA, Kepler-10b rõ ràng là "vùng không thể ở được" vì nằm quá gần ngôi sao chủ, một cự ly không đủ để nước tồn tại ở thể lỏng - điều kiện thiết yếu cho sự sống.
Chuyên gia Natalie Batalha thuộc Đại học bang San Jose và là thành viên cấp cao của nhóm thực hiện Chương trình Kepler cho biết, nhiệt độ ban ngày trên hành tinh này ước tính lên tới hơn 2.500 độ F (tương đương 1.371 độ C), đủ để nung chảy sắt.
Vì thế, nó không thể là nơi lý tưởng để các sinh vật tương tự như trên Trái Đất có thể sinh sống. Môi trường khí cácbon không thể phát triển trên hành tinh này. Các phân tử gồm RNA và DNA không thể tồn tại nguyên vẹn trong môi trường cực nóng như vậy.
Nhà khoa học Douglas Hudgins, thành viên nhóm nhận xét, khám phá về hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt Trời từ trước đến nay làm tăng thêm hy vọng cho việc sớm tìm ra những "trái đất" khác ngoài hệ Mặt Trời, cho dù sự sống không thể tồn tại trên hành tinh này. Phát hiện này tiêu biểu cho một bước phát triển quan trọng hướng đến tìm kiếm những hành tinh nhỏ ngoài hệ Mặt Trời.
Năm 2009, tàu con thoi Kepler được phóng lên vũ trụ mang theo kính thiên văn và camera lớn nhất từ trước đến nay để nghiên cứu và dò tìm các hành tinh tương tự Trái Đất nằm ngoài hệ Mặt Trời. Dự kiến, tàu Kepler sẽ tiếp tục gửi thông tin về Trái Đất ít nhất là đến tháng 11/2012.
Tiểu hành tinh này được gọi là Kepler-10b vì nó được khám phá và định vị bởi tàu vũ trụ Kepler của NASA. Đây là hành tinh nhỏ nhất được phát hiện ngoài hệ Mặt Trời, có kích thước và khối lượng gấp tương ứng khoảng 1,4 và 4,6 lần Trái Đất, với tỷ trọng trung bình của Kepler-10b là 8,8 gam/cm3.
Hành tinh mới quay một vòng xung quanh ngôi sao của nó chỉ mất gần một "ngày" và bay cách ngôi sao của nó ở cự ly chỉ bằng 1/23 lần so với khoảng cách từ sao Thủy tới Mặt Trời. Vì ở rất gần ngôi sao của nó, Kepler-10b quá nóng để sự sống có thể tồn tại.
Theo các nhà thiên văn của NASA, Kepler-10b rõ ràng là "vùng không thể ở được" vì nằm quá gần ngôi sao chủ, một cự ly không đủ để nước tồn tại ở thể lỏng - điều kiện thiết yếu cho sự sống.
Chuyên gia Natalie Batalha thuộc Đại học bang San Jose và là thành viên cấp cao của nhóm thực hiện Chương trình Kepler cho biết, nhiệt độ ban ngày trên hành tinh này ước tính lên tới hơn 2.500 độ F (tương đương 1.371 độ C), đủ để nung chảy sắt.
Vì thế, nó không thể là nơi lý tưởng để các sinh vật tương tự như trên Trái Đất có thể sinh sống. Môi trường khí cácbon không thể phát triển trên hành tinh này. Các phân tử gồm RNA và DNA không thể tồn tại nguyên vẹn trong môi trường cực nóng như vậy.
Nhà khoa học Douglas Hudgins, thành viên nhóm nhận xét, khám phá về hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt Trời từ trước đến nay làm tăng thêm hy vọng cho việc sớm tìm ra những "trái đất" khác ngoài hệ Mặt Trời, cho dù sự sống không thể tồn tại trên hành tinh này. Phát hiện này tiêu biểu cho một bước phát triển quan trọng hướng đến tìm kiếm những hành tinh nhỏ ngoài hệ Mặt Trời.
Năm 2009, tàu con thoi Kepler được phóng lên vũ trụ mang theo kính thiên văn và camera lớn nhất từ trước đến nay để nghiên cứu và dò tìm các hành tinh tương tự Trái Đất nằm ngoài hệ Mặt Trời. Dự kiến, tàu Kepler sẽ tiếp tục gửi thông tin về Trái Đất ít nhất là đến tháng 11/2012.
Theo TTXVN/Vietnam+