Phát hiện dấu hiệu tham nhũng, phải chuyển ngay cơ quan điều tra

Phát hiện dấu hiệu tham nhũng, phải chuyển ngay cơ quan điều tra
(PLO) - Cuối tuần qua, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Đinh Trung Tụng, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh thi hành Hiến pháp năm 2013 và Hội đồng thẩm định để cho ý kiến thẩm định Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Nhiều quy định mới, thực chất để kiểm soát tài sản, thu nhập

Đại diện cơ quan được giao chủ trì xây dựng Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi đã trình bày những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật sửa đổi lần này. Theo đó, Dự thảo Luật được bố cục gồm 11 chương với 128 điều. Dự thảo đã bổ sung đối tượng là “người giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trong một số tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước”. Như vậy, phạm vi điều chỉnh được mở rộng đối với các hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ngoài khu vực nhà nước.

Về các giải pháp phòng ngừa, Dự thảo đã quy định một chế định mới về chế độ liêm chính - được coi là trụ cột của phòng, ngừa tham nhũng - trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa một số nhóm quy định tại Luật hiện hành, từ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, những việc cán bộ, công chưa không được làm đến quy chế tặng, nhận quà; quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh. Bên cạnh đó, Dự thảo bổ sung quy định mới về giáo dục liêm chính, coi đây là nền tảng để giáo dục thế hệ trẻ hình thành nhân cách tốt để ngăn ngừa tham nhũng.

Đặc biệt, theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) Nguyễn Tuấn Anh, Dự thảo đã tách nhóm quy định về minh bạch tài sản, thu nhập thành một chương riêng, thay vì là một mục tại Chương II về Phòng ngừa tham nhũng tại Luật hiện hành, với tên gọi “Minh bạch và kiểm soát tài sản thu nhập”.

Chương này có nhiều quy định mới, thực chất nhằm mục đích kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tượng có chức vụ, quyền hạn khác. Đồng thời, quy định rõ việc kê khai, quản lý bản kê khai, theo dõi biến động, xác minh, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập và xử lý tài sản, thu nhập không trung thực, không được giải trình một cách hợp lý…, hướng tới khắc phục các hạn chế hiện nay làm cho việc kê khai còn hình thức, không giúp kiểm soát được tài sản biến động.

Cần bổ sung cơ chế kiểm soát người đứng đầu

Tại cuộc họp, cũng như một số ý kiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Ngọc Đường cơ bản đồng tình, đánh giá cao nhiều quy định mới tại Dự thảo Luật PCTN (sửa đổi). Tuy nhiên, ông Đường dẫn chứng, sự vụ ồn ào quanh việc bổ nhiệm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh rõ ràng là đúng quy trình, theo cơ chế tập thể lãnh đạo. Tuy nhiên, ông Đường tìm hiểu được biết việc luân chuyển đều do người đứng đầu quyết định, có sự lợi dụng cơ chế lãnh đạo tập thể để hợp thức hóa ý chí cá nhân. Từ đó, ông Đường đề xuất cần mạnh dạn có cơ chế cụ thể kiểm soát người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương Trần Văn Độ lại quan niệm, việc xây dựng Dự thảo Luật phải quán triệt được nguyên tắc 3 không “không cần tham nhũng, không thể tham nhũng, không dám tham nhũng”. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định sẽ khó khả thi khi nền kinh tế của chúng ta chủ yếu giao dịch bằng tiền mặt. Hay quy định về giáo dục liêm chính, theo ông Độ, không cần đặt nặng việc phải có môn học riêng về liêm chính trong các trường tiểu học, phổ thông. Đáng chú ý, ông Độ đề nghị, qua thanh tra, kiểm tra mà phát hiện dấu hiệu tham nhũng thì phải chuyển ngay cơ quan điều tra, chứ không kiểm tra đi, kiểm tra lại, tạo cơ hội cho người vi phạm tẩu tán tài sản.

Các đại biểu còn đặt ra nhiều câu hỏi và nhận được trả lời trực tiếp của Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh. Đối với đề nghị phân biệt rõ đâu là quy định phòng, đâu là quy định chống thì theo ông Thanh, Dự thảo Luật chủ yếu nghiêng về các giải pháp phòng ngừa.

Trước băn khoăn việc mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài nhà nước còn hẹp, ông Thanh lý giải, Dự thảo Luật đã quy định bao gồm toàn bộ khu vực tư nhưng cần mở rộng từng bước nên phân thành 2 nhóm. Đó là nhóm chủ thể tự tổ chức việc thực hiện các biện pháp PCTN và nhóm chủ thể tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức từ thiện và các tổ chức xã hội khác bắt buộc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong hoạt động của tổ chức mình… 

Đọc thêm

Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Quang cảnh Hội thảo góp ý kiến.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được các đại biểu nhấn mạnh tại Hội thảo góp ý kiến vào các dự thảo quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tinh giản biên chế và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 24/3.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao, công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 24/3, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu, đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, công tác hội nhập quốc tế, triển khai công tác đối ngoại địa phương, công tác biên giới-lãnh thổ trên địa bàn tỉnh.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 5): Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động của Quốc hội

Một phiên họp của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Quốc hội khóa XV đã và đang tiếp cận vấn đề đổi mới như thế nào nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công cuộc kiến tạo, phát triển đất nước? Quốc hội cần làm gì để các đạo luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, có “tuổi thọ” lâu dài?... Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có một số chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới
(PLVN) -  Ngày 21/3, tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng”, các đại biểu đã kiến nghị nhiều giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục là dấu ấn nổi bật và có bước đột phá mới trong những năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 4): Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật

Học sinh Nam Định hưởng ứng Ngày Pháp luật 2022. (Ảnh: PLVN)
(PLVN) -  Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ đưa pháp luật đến người dân, mà còn là sự tương tác, tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp về tính khả thi của các chính sách pháp luật. Như vậy, công tác này không đơn thuần đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn triển khai định hướng lớn là đưa cuộc sống vào pháp luật.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Theo Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh, vai trò, vị trí lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ngày càng trở nên quan trọng; việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi thành phần, đặc biệt trong khối DN bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân trở thành yêu cầu cấp thiết...

Sáng nay, Thủ tướng đối thoại với thanh niên

Các Bí thư Trung ương Đoàn nhận hoa chúc mừng của Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay, 22/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0".