Phát hiện cơ chế chống vô sinh từ ruồi giấm đực

Báo cáo của các nhà khoa học Nhật bản cho biết họ vừa phát hiện cơ chế điều tiết trong cơ thể ruồi giấm đực. Với phát hiện này các nhà khoa học có thể thông qua việc gia tăng hiệu quả tế bào gốc spermatogonium để khắc phục bệnh vô sinh.

Báo cáo của các nhà khoa học Nhật bản cho biết họ vừa phát hiện cơ chế điều tiết trong cơ thể ruồi giấm đực. Với phát hiện này các nhà khoa học có thể thông qua việc gia tăng hiệu quả tế bào gốc spermatogonium để khắc phục bệnh vô sinh.

Đồng thời phát hiện này đã cung cấp những tư duy mới cho công tác nghiên cứu nguyên lý vô sinh và biện pháp điều trị căn bệnh này.

Nhóm các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Kobayashi thuộc Viện nghiên cứu sinh vật học cơ bản của Nhật Bản đã phát hiện, trong môi trường vi mô của tế bào gốc spermatogonium nằm trong tinh hoàn phía trước của ruồi giấm tồn tại một loại tế bào đặc biệt.
 

Phát hiện cơ chế chống vô sinh từ ruồi giấm đực ảnh 1

Ruồi giấm


 
Loại tế bào đặc biệt này chỉ có thể phát triển thành tế bào gốc spermatogonium khi “nằm cạnh” tế bào primordial germ và từ đó phát triển thành tinh trùng. Các nhà khoa học đã gọi tế bào đặc biệt này là “tế bào lân cận”.

Các nhà khoa học còn phát hiện được trong cơ thể ruồi giấm vừa tồn tại gen notch giúp gia tăng “tế bào lân cận”, đồng thời cũng tồn tại gen EGFR giúp giảm thiểu “tế bào lân cận”.

Trong trạng thái thông thường, hai loại gen này đều phát huy tác dụng “ngang nhau” trong tinh trùng của ruồi giấm, qua đó đảm bảo tạo ra số lượng nhất định “tế bào lân cận” và tế bào gốc spermatogonium.

 
Nếu trong trường hợp số lượng tế bào primordial germ giảm thiểu rõ rệt, gen EGFR có chức năng giảm thiểu “tế bào lân cận” sẽ bị ức chế, và gen notch có chức năng gia tăng “tế bào lân cận” phát huy tác dụng tích cực hơn, qua đó giúp cho tế bào primordial germ phát triển thành tế bào gốc spermatogonium.

Như vậy chỉ cần lợi dụng thiểu số tế bào primordial germ cũng có thể tạo ra được số lượng cần thiết tế bào gốc spermatogonium. Tuy nhiên, nếu như trong trường hợp tế bào primordial germ giảm thiếu rõ rệt, gen EGFR bị ức chế, sự sinh trưởng của tế bào gốc spermatogonium sẽ bị hạn chế, qua đó dẫn tới vô sinh.

Các nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu trên có lợi cho việc tìm hiểu cơ chể tránh vô sinh ở các động vật, cung cấp manh mối trong nghiên cứu cơ chế điều tiết giữa tế bào gốc và “tế bào lân cận” trong các cơ quan ngoài tinh hoàn, đồng thời có hy vọng cung cấp tư duy mới trong nghiên cứu phương pháp chữa vô sinh ở người.  
 

Nguồn: Tin tức Online

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.