Phát hiện ca mắc Covid-19 sau 23 ngày khám ở Bệnh viện Bạch Mai

Phát hiện ca mắc Covid-19 sau 23 ngày khám ở Bệnh viện Bạch Mai
(PLVN) - Ông Nguyễn Đức Chung cho biết ngày 5/4, Hà Nội ghi nhận thêm 2 ca dương tính với Covid-19, trong đó 1 ca từ Nga về đã được cách ly, 1 ca là người đến khám ở Bệnh viện Bạch Mai.

Cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Hà Nội diễn ra sáng 6/4 - ngay sau hội nghị trực tuyến giao ban kiểm điểm công tác quý I/2020 của thành phố.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhắc đến bài học tại một số quốc gia có dân số không chênh lệch nhiều với Việt Nam, nhưng khi dịch bệnh xảy ra, hệ thống y tế của họ lại sớm vỡ trận. Trong khi đó, Việt Nam với chủ trương “phòng là chính”, phấn đấu để dịch xảy ra ở mức thấp nhất, đã có những biện pháp cương quyết, mạnh mẽ để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền thành phố cũng cho biết dịch Covid-19 đã có nhiều tác động tiêu cực, làm xáo trộn hoạt động sản xuất, kinh tế - xã hội, khiến học sinh, sinh viên phải nghỉ học trong gần 3 tháng qua…

Hà Nội có ca ủ bệnh 23 ngày

Vấn đề lo ngại được ông Chung đưa ra là chưa có quốc gia nào xác định được thời gian kết thúc của dịch bệnh. Thậm chí mới đây nhất, ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã phát hiện và công bố có những ca bệnh 39 ngày mới phát bệnh, trong suốt khoảng thời gian đó vẫn âm thầm lây nhiễm cho người khác.

Phat hien ca mac Covid-19 sau 23 ngay kham o Benh vien Bach Mai hinh anh 1 nguyenducchung_2.jpg

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Riêng với Hà Nội, ông Chung nhắc lại TP là địa phương có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất cả nước.

Cập nhật thông tin mới nhất, Chủ tịch Hà Nội cho biết qua xét nghiệm khẳng định, CDC Hà Nội cập nhật 2 ca dương tính mới được phát hiện.

Một người là hành khách 35 tuổi (ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), đi trên chuyến bay SU từ Moscow (Nga) về Hà Nội và được cách ly tại khu cách ly tập trung của Đại học FPT. Người này nhập cảnh ngày 25/3, xét nghiệm lầm đầu âm tính nhưng lấy mẫu xét nghiệm lần 2 lại cho kết quả dương tính.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân 47 tuổi ở Mê Linh (Hà Nội). Người này đến khám ở Khoa Miễn dịch - Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai về ngày 12/3, sau đó không đi đâu và tiếp xúc với ai. Ngày 4/4, Trung tâm Y tế huyện Mê Linh lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC Hà Nội, kết quả dương tính với virus gây dịch Covid-19.

Theo Chủ tịch Hà Nội, đây là bệnh nhân sau 23 ngày mới phát bệnh, đó là điều phải lưu ý.

Phat hien ca mac Covid-19 sau 23 ngay kham o Benh vien Bach Mai hinh anh 2 ChiTiet2ODichCOVID19_INFOGRAPHICS_3_1_zing.jpg

Tính đến trưa 6/4, Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận 44 người nhiễm bệnh. Đồ họa:Nhân Lê - Hoài Thanh.

Từ 6/3 đến nay tròn 1 tháng và Hà Nội đã ghi nhận 96 ca nhiễm, được chia thành 3 nhóm.

Nhóm thứ nhất là các ca dương tính được phát hiện từ sân bay và được cách ly ngay. Những trường hợp này không đáng lo ngại vì đã kiểm soát được.

Nhóm thứ hai là những ca nhiễm chéo trong cộng đồng và ngoài xã hội, hiện nay có 17 ca. Nhóm thứ ba là các ca nhiễm trong Bệnh viện Bạch Mai với 36 ca.

Giãn cách xã hội là phương án tối ưu

Nhắc lại những trường hợp bệnh nhân như 237 vừa qua ngay lập tức khiến hơn 400 người liên quan thuộc diện cách ly, hay ca bệnh 17, 21 cũng khiến hơn 2.100 người thuộc diện F1, F2, Chủ tịch Hà Nội cảnh báo nếu không kiểm soát tốt, đến ngày nào đó, chúng ta sẽ không còn khả năng đi xác định các ca F1, F2 như thế này.

Bởi vậy, ông khẳng định biện pháp cách ly, giãn cách xã hội mà Thủ tướng yêu cầu hiện nay là phương án tối ưu, duy nhất mà chúng ta đã lựa chọn.

Phat hien ca mac Covid-19 sau 23 ngay kham o Benh vien Bach Mai hinh anh 3 phongtoabachmai2.jpg

Lãnh đạo Hà Nội lưu ý Bệnh viện Bạch Mai vẫn là ổ dịch có nguy cơ lây lan lớn. Ảnh:Việt Linh.

“Tính từ cuối tháng 1, chúng ta đã chống dịch được hơn 60 ngày. Nhưng nếu đi đường dài mà không chuẩn bị tinh thần và vật chất thì khi dịch bùng phát lên, ta rất dễ sẽ thất bại”, ông Chung lưu ý.

Qua thực tiễn một số nước, ông Chung phân tích 2 xu hướng và lựa chọn.

Thứ nhất, những nước áp dụng biện pháp chần chừ, không quyết liệt trong chống dịch sẽ dẫn đến hậu quả hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ sụp đổ, gánh chịu hậu quả của đại dịch. Có những nước hàng trăm nghìn người nhiễm bệnh, hàng chục nghìn người chết, nhiều khả năng sẽ tiếp tục và khó ngăn chặn được dịch.

Nhóm thứ hai là chống dịch quyết liệt, như Việt Nam đang làm. Cách này sẽ kiềm chế được lây nhiễm và các hậu quả nặng nề dịch mang lại. Đến nay, Việt Nam chưa có trường hợp nào tử vong do dịch, giúp giảm gánh nặng cho y tế. Nhưng ông lưu ý dịch luôn có nguy cơ lây lan nên không được chủ quan.

Đặc biệt, phải luôn cập nhật, học hỏi kinh nghiệm từ các nước, không được bảo thủ.

“Từ trước đến nay, ta có thói quen làm việc theo quy trình, suy nghĩ, có sự trợ giúp, nhưng trong dịch bệnh không cho phép ta làm như vậy, không cho phép ta lề mề, gây khó khăn hay chần chừ mà phải hành động khẩn trương”, ông Chung nói.

Ngoài ra, ông chỉ đạo các tổ công tác tuần tra kiểm soát dứt khoát phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nội dung Chỉ thị 16 của Thủ tướng, các cửa hàng kinh doanh không đúng mặt hàng thiết yếu.

Đặc biệt, phải rà soát và ra cách ly ngay tất cả các trường hợp đã đến Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua, vì đây vẫn là ổ dịch tiềm tàng nguy cơ lớn nhất. Nếu cần thiết, phải kéo dài thời gian cách ly chứ không chỉ là 14 ngày.

Cho rằng vừa qua chúng ta đã đạt nhiều kết quả trong công tác phòng chống dịch, nhưng trước nhiệm vụ cấp bách của thành phố, phải quyết tâm hơn nữa để hoàn thành các nhiệm vụ, ứng phó các tình huống xảy ra, đảm bảo nguyên tắc luôn chủ động. Đặc biệt, phải khẩn trương, quyết đoán vì trong tình hình cấp bách không thể chần chừ và mất đi cơ hội.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.