Pháp: Siết chặt an ninh bằng luật chống khủng bố mới

Hạ viện Pháp thông qua dự luật chống khủng bố mới với 415 phiếu thuận, 127 phiếu chống và 19 phiếu trắng
Hạ viện Pháp thông qua dự luật chống khủng bố mới với 415 phiếu thuận, 127 phiếu chống và 19 phiếu trắng
(PLO) -Trong một nỗ lực nhằm đối phó với chủ nghĩa khủng bố, Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật chống khủng bố mới. 
 

Động thái này của Hạ viện Pháp diễn ra sau vụ tấn công khủng bố bằng dao ở thành phố cảng Marseille, miền Nam nước này vào ngày 1-10-2017, khiến 2 phụ nữ thiệt mạng, trong khi cảnh sát chống khủng bố Pháp cũng mở một cuộc điều tra khi phát hiện một quả bom tự chế tại một tòa nhà ở Paris một ngày sau đó.

Thông qua áp đảo

Với 415 phiếu thuận, 127 phiếu chống và 19 phiếu trắng, Hạ viện Pháp ngày 3-10 đã thông qua dự luật chống khủng bố mới, bất chấp chỉ trích về việc luật này có thể gây ảnh hưởng đến tự do của người dân.

Dự luật trên cho phép triển khai một số biện pháp gây tranh cãi được áp đặt trong tình trạng khẩn cấp, được chính phủ tiền nhiệm đưa ra kể từ sau vụ khủng bố hồi tháng 11-2015. Dự luật trao thêm quyền hạn cho các chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an ninh tại các sự kiện hoặc địa điểm được cho là có nguy cơ bị tấn công khủng bố mà không cần lệnh của tòa án.

Đồng thời, cho phép các cơ quan chức năng đóng cửa trong thời gian 6 tháng các cơ sở tôn giáo được cho là ủng hộ chủ nghĩa cực đoan. Những người theo chủ nghĩa cực đoan cũng có thể bị quản thúc tại gia ngay cả khi không có lệnh của thẩm phán.

Cảnh sát cũng có thể tiến hành kiểm tra tại chỗ nhiều hơn và mở rộng phạm vi kiểm soát đến các khu vực xung quanh các ga tàu, bến cảng và sân bay. Một trong số các điều khoản gây tranh cãi nhất là quy định cấp quyền cư trú cho người xin cư trú không cần kiểm soát của một thẩm phán. Tuy nhiên, sau đó, cơ quan chức năng được quyền tiến hành các cuộc khám xét một cách hợp pháp, thay thế cho việc “khám xét hành chính” đang gây tranh cãi hiện nay.

Chính phủ Pháp cho rằng dự luật này là “câu trả lời bền vững cho mối đe dọa lâu dài”, các điều khoản của dự luật sẽ bảo vệ toàn vẹn các quyền tự do cá nhân và tập thể, đồng thời đề xuất các biện pháp để các điều khoản này được thực thi nhằm đảm bảo an ninh cho người dân Pháp.

Trước đó, ngày 22-6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố dự luật chống khủng bố mới với nhiều biện pháp cứng rắn hơn. Tiếp đó, ngày 18-7, dự luật chống khủng bố của Pháp đã được Thượng viện nước này thông qua với tỷ lệ 229 phiếu ủng hộ và 106 phiếu chống.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố bằng xe tải ở Nice, Pháp
Hiện trường vụ tấn công khủng bố bằng xe tải ở Nice, Pháp

Người dân Pháp ủng hộ

Nỗi ám ảnh của những hành động khủng bố kinh hoàng chưa bao giờ nguôi ngoai. Người dân Pháp, trước cái chết của 239 người vô tội trong hàng loạt các vụ tấn công khủng bố kể từ năm 2015, đang kiên quyết hơn bao giờ hết trong cuộc đấu tranh này. 

Kết quả của cuộc thăm dò mới nhất do viện nghiên cứu độc lập Odoxa thực hiện đã cho thấy 57% công dân Pháp bỏ phiếu thuận hoàn toàn đối với luật chống khủng bố mới. Về các chi tiết của luật, 89% những người được hỏi ủng hộ ý tưởng "đặt một vành đai bảo vệ xung quanh những địa điểm đông người", trong đó bất kỳ ai cũng có thể bị kiểm tra và lục soát.

Việc tăng cường kiểm tra mà không cần một lý do cụ thể nào tại các vùng biên giới nhận được sự đồng ý của 87% số người được hỏi. Biện pháp này nhằm ngăn chặn làn sóng nhập cư bất hợp pháp đang ngày càng gây lo lắng cho cộng đồng.

Cuối cùng, 80% số người được hỏi nói rằng họ ủng hộ kế hoạch của chính quyền được lục soát nhà những kẻ tình nghi "dưới sự kiểm soát gấp ba lần của thẩm phán", như Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérard Collomb đã nhấn mạnh ngày 25/9 trước Quốc hội. 

Tuy 62% số người được hỏi cho rằng luật có xu hướng xâm phạm quyền tự do công dân, nhưng có đến 85% khẳng định luật này sẽ làm tăng độ an toàn của họ; 79% số người được hỏi nhận thức được rằng trách nhiệm của cảnh sát và hiến binh ngày càng nặng nề với tình trạng khẩn cấp vẫn luôn được duy trì ở mức cao.

Chính vì vậy, 68% đồng ý với việc giao lại cho các công ty bảo vệ tư nhân các nhiệm vụ ít quan trọng hơn như kiểm tra bãi biển, bảo vệ yếu nhân hoặc di chuyển tù nhân. Cần nhắc lại rằng vào tháng 3 vừa qua, chỉ có 38% bỏ phiểu thuận việc này. Về lực lượng quân đội chống khủng bố, dư luận lại tỏ ra rất trái ngược nhau.

Chỉ có khoảng 51% số người được hỏi chấp nhận giảm số quân nhân của lực lượng này vì họ đang trở thành mục tiêu của các phần tử khủng bố, trong đó 23% đồng ý "giảm ngay lập tức" và 28% muốn giảm trong tương lai. 

Theo bà Céline Bracq, Tổng giám đốc viện Odoxa, tất cả các cuộc thăm dò dư luận đều chỉ ra rằng phần lớn người dân sẵn sàng hy sinh bớt một phần tự do cá nhân nếu như họ được đảm bảo an toàn.

Năm 2016, Pháp 53.000 cảnh sát, 36.000 hiến binh và 10.000 binh sĩ đảm bảo an ninh trên toàn lãnh thổ
Năm 2016, Pháp 53.000 cảnh sát, 36.000 hiến binh và 10.000 binh sĩ đảm bảo an ninh trên toàn lãnh thổ

Mối lo luôn rình rập

Pháp hiện là một thành viên trong liên minh do Mỹ đứng đầu chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo “IS” tự xưng tại Iraq và Syria, đồng thời tham gia truy quét các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Mali. Chính hoạt động quân sự của Pháp ở nước ngoài đã khiến nước này phải hứng chịu nhiều vụ tấn công do các phiến quân Hồi giáo gây ra trong thời gian qua.

Có thể kể đến như loạt vụ khủng bố tại các quán bar, sân vận động và nhà hát Bataclan khiến 130 người thiệt mạng và 360 người bị thương hồi tháng 11-2015, vụ khủng bố tại thành phố Nice đúng vào ngày Quốc khánh Pháp 14-7-2016 khiến 84 người thiệt mạng và 100 người bị thương, hai vụ nổ súng tại khu vực Đại lộ Champs-Elysees ở trung tâm thủ đô Paris vào tháng 6-2017, khiến 2 cảnh sát thiệt mạng và 2 cảnh sát bị thương và gần đây nhất là vụ tấn công khủng bố bằng dao ở thành phố cảng Marseille vào ngày 1-10, khiến 2 phụ nữ thiệt mạng.

Trong bối cảnh đó, từ hơn hai năm qua, lực lượng an ninh Pháp luôn phải căng mình để đối phó với những kẻ thù vô hình sẵn sàng gieo rắc nỗi kinh hoàng trên đường phố bằng các vụ tấn công khủng bố. Chính phủ Pháp cũng đã có những động thái mạnh tay nhằm thắt chặt an ninh nội địa bằng việc tuyên bố tiến hành cuộc chiến không khoan nhượng chống khủng bố, ban bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời tăng cường quân số và trang thiết bị cho lực lượng tình báo và an ninh.

Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình chống khủng bố Sentinelle, năm 2016, Pháp đã triển khai lực lượng an ninh lên đến 100.000 người, gồm 53.000 cảnh sát, 36.000 hiến binh và 10.000 binh sĩ nhằm đảm bảo an ninh trên toàn lãnh thổ. Bên cạnh đó, chính quyền Pháp cũng đã kêu gọi các công dân từ 17 đến 30 tuổi gia nhập lực lượng dự bị tác chiến và thông qua sắc lệnh thành lập Lực lượng vệ binh quốc gia nhằm tăng cường an ninh trước các vụ tấn công cực đoan trên khắp cả nước. 

Thế nhưng, bất chấp những phương tiện tối tân, hiện đại cùng những nỗ lực của chính phủ Pháp cũng như các cơ quan an ninh, nguy cơ khủng bố vẫn luôn hiện hữu, thách thức các lực lượng an ninh Pháp với những hình thức biến tấu khác nhau nhưng đều mang “dấu ấn” của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo “IS” tự xưng. 

Sau mỗi vụ tấn công, IS đều tuyên bố đây là hành động đáp trả việc Pháp “báng bổ nhà tiên tri của đạo Hồi” và yêu cầu Pháp ngừng các cuộc không kích nhằm vào lực lượng khủng bố IS tại Syria và Iraq. Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc Pháp là một trong những nước phương Tây đi đầu trong cuộc chiến chống khủng bố và chống chủ nghĩa cực đoan khiến IS luôn coi Pháp là mục tiêu hàng đầu chỉ là nguyên nhân trực tiếp. Vấn đề gốc rễ là những mâu thuẫn xã hội âm ỉ, bắt nguồn từ sự cực đoan hóa về văn hóa và tôn giáo.

Tình trạng nhập cư ồ ạt đã hình thành những mối bất hòa giữa những người nhập cư vào nước Pháp với người dân bản địa tạo nên các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo. Sự thất vọng vì không hòa nhập được với xã hội đã khiến những thanh niên nhập cư dễ bị tiêm nhiễm các tư tưởng cực đoan do các phần tử khủng bố tuyên truyền.

Trong khi đó, báo chí Pháp cũng cho thấy những lỗ hổng an ninh và yếu kém của các cơ quan tình báo nước này trong việc lập hồ sơ và theo dõi các đối tượng cực đoan. Hiện mối đe dọa khủng bố vẫn duy trì ở mức cao tại Pháp khi mới đây Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerard Collomb cho biết đã phát hiện ra 271 tay súng thánh chiến từ các vùng chiến sự ở Iraq và Syria trở về nước và 7 âm mưu tấn công nhằm vào Pháp đã bị cảnh sát triệt phá trong năm nay. Trước mối lo về bất ổn an ninh luôn rình rập, việc thông qua dự luật chống khủng bố mới cho thấy quyết tâm của Pháp trong cuộc chiến đầy gian nan này.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.