Nga: Tàn dư IS đang hình thành mạng lưới khủng bố mới

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga Alengksandr Bortnikov lên tiếng cảnh báo rằng tàn dư của phần tử IS đang cố gắng hình thành một mạng lưới khủng bố mới sau thất bại cuối cùng ở Trung Đông. 

Theo Reuters dẫn lời phát biểu của ông Alengksandr Bortnikov tại cuộc họp lần thứ 14 của lãnh đạo các cơ quan đặc nhiệm, an ninh và bảo vệ pháp luật của 74 quốc gia diễn ra tại thành phố Krasnodar của Nga, ông Bornikov cho biết: “Những kẻ khủng bố đã thất bại trong việc cố gắng thiết lập nhà nước mới ở Syria và Iraq giờ đây đang tìm hướng đi mới và lên kế hoạch xây dựng một mạng lưới toàn cầu hoàn toàn mới”. 

Việc mở rộng này không chỉ tập trung vào những nước đang bị chiến tranh tàn phá, mà cả những nước như Tây Ban Nha, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Anh. Tàn dư IS muốn chứng minh rằng họ vẫn có khả năng thực hiện hành động bành trướng của mình trong tương lai, chúng tập trung ở những vùng không ổn định nhằm tạo ra điểm nóng mới và những cuộc xung đột vũ trang. Hiện nay, Afghanistan là một trong những khu vực quan trọng nhất, nơi IS đã có chỗ đứng và đang cố gắng truyền bá ảnh hưởng của chúng tới  Ấn Độ, Trung Quốc, Iran và Trung Á. Ngoài ra, các pháo đài khủng bố khác đang nổi lên như Yemen, Châu Phi và Đông Nam Á.

Ông Bortnikov cũng tiết lộ rằng, những kẻ khủng bố không chỉ gieo rắc nỗi sợ hãi trong thế giới thực mà còn gây ảnh hưởng thông qua internet, truyền thông và mạng xã hội để tìm kiếm tân binh. IS thường xuyên đăng tải video tuyên truyền, kích động cực đoan hoặc tìm thành viên mới. Mục đích của IS là tạo ra sự chia rẽ về tư tưởng trên mạng internet. Đây là mối đe dọa mà theo Giám đốc FSB cần phải có sự hợp tác trên toàn thế giới. “Theo thông tin chúng tôi thu thập được thì chúng đang mở rộng mạng lưới và thiết lập hệ thống khủng bố trên không gian mạng và đồng thời chuyển mục tiêu tấn công, thậm chí gây ra thảm họa môi trường. Do đó, nhiệm vụ chung của chúng ta là cảnh giác với các tay súng cực đoan, không để chúng thực hiện được kế hoạch khủng bố vô nhân đạo”, ông Bortnikov cho hay. 

Ông Bortnikov cũng nói thêm rằng, hiện nay rất nhiều vụ tấn của IS công thông qua internert mang tính chất quốc tế, do vậy để chống lại mối đe dọa toàn cầu, các quốc gia cần phải bắt tay lại với nhau, xem xét thành lập một khung pháp lý quốc tế nhằm cấm phát triển những phần mềm độc hại. Ví dụ điển hình nhất là hồi tháng 5, hơn 250.000 hệ thống máy tính từ 150 quốc gia trên thế giới bao gồm Nga, Mỹ, Anh, Ấn Độ, Brazil và Nhật Bản đã bị nhiễm phần mềm độc hại WannaCry. 1 tháng sau, WannaCry tiếp tục thực hiện một vụ tấn công nữa, nhưng nhỏ hơn thông qua phần mềm Petya, được cho là đã ảnh hưởng tới hơn 20.000 người trên thế giới.

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, tại cuộc họp ở Krasnodar, đại diện các quốc gia cam kết hoàn thiện hơn hệ thống chống khủng bố, chia sẻ kinh nghiệm  đồng thời đưa ra định hướng đảm bảo an ninh cho các hoạt động quốc tế cũng như cho dân thường trước những nguy cơ mới.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.