'Cuộc chiến' chặn nguồn tiền nuôi khủng bố

Việc phát hiện và phá hủy hệ thống tài trợ cho khủng bố là một trong số những nỗ lực quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố
Việc phát hiện và phá hủy hệ thống tài trợ cho khủng bố là một trong số những nỗ lực quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố
(PLO) -Tuyên bố của Bộ trưởng Tư pháp Australia Michael Keenan cho thấy nước này quyết tâm trong cuộc chiến ngăn chặn nguồn tài chính cho khủng bố. Ngoài ra, ông Michael Keenan còn cho biết, Australia sẽ cử thêm nhân viên thuộc Lực lượng cảnh sát liên bang Australia tham gia chống IS ở Philippines vào cuối năm nay. 

Trong tuyên bố hơn 10 ngày trước (14-9), ông Michael Keenan thông báo kế hoạch trị giá khoảng 3,7 triệu USD để ngăn chặn những nguồn tiền chuyển cho các tổ chức khủng bố hoạt động ở khu vực Đông Nam Á. 

Theo đó, cơ quan tình báo tài chính có tên gọi Trung tâm phân tích và báo cáo các giao dịch của Australia (Austrac) sẽ phụ trách kế hoạch này. Bên cạnh đó, Austrac còn có nhiệm vụ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng với các nước láng giềng để ngăn chặn việc quyên tiền cho các tổ chức khủng bố như IS hoạt động ở Marawi, Philippines.

Ngoài ra, Austrac cũng sẽ phối hợp với các đối tác trong Liên minh Fintel, để chặn nguồn tài trợ cho IS thông qua các tổ chức tài chính của Australia và các thể chế tài chính trong khu vực. “Chính phủ Australia cam kết hợp tác chặt chẽ với các đối tác khu vực để giải quyết mối đe dọa trở về quê hương của các tay súng và sự phát triển chủ nghĩa khủng bố trong khu vực", ông Michael Keenan nhấn mạnh.

Theo giới chuyên môn, một trong những nguyên nhân khiến Australia quan tâm tới Đông Nam Á bởi khu vực này được coi là bàn đạp mới của IS. Theo chuyên gia Natalia Rogozhina, IS đã chọn địa bàn mới cho các hoạt động khủng bố của chúng, không chỉ giới hạn ở Philippines, mà vươn ra phần lớn các nước Đông Nam Á.

Giới chuyên môn cũng vừa cảnh báo, vấn đề người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar đã gây chú ý đối với những kẻ cực đoan ủng hộ IS và các nhóm khủng bố khác, và Myanmar có thể trở thành mảnh đất màu mỡ của các nhóm khủng bố xuyên quốc gia. Từ năm 2014, Abu Bakr al-Baghdadi, một thủ lĩnh của IS từng tuyên bố, bang Rakhine của Myanmar là “một vùng thánh chiến chủ chốt”.

Và IS có thể tấn công “trả thù Myanmar vì tình hình ở Rakhine” để mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Theo thống kê của Liên hợp quốc, mấy tuần qua trung bình mỗi ngày có khoảng 35.000 người Hồi giáo Rohingya phải chạy Bangladesh. Và cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn có thể ảnh hưởng đến an ninh của Myanmar.

Lực lượng cảnh sát Australia tăng cường kiểm soát
Lực lượng cảnh sát Australia tăng cường kiểm soát

Hơn 2 tháng trước, Thủ tướng Anh Theresa May từng tuyên bố, sẽ ưu tiên các phương thức nhằm phá vỡ nguồn tài trợ tài chính cho các nhóm khủng bố, khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Đức hồi tháng 7. Bà Theresa May còn kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới làm việc với khu vực tư nhân để phát triển các công cụ và công nghệ tốt hơn nhằm nhận diện các dòng tiền đáng ngờ và theo dõi tốt hơn các cá nhân trở về từ Syria và Iraq.

Văn phòng thủ tướng Anh cũng cho biết, việc kêu gọi cắt nguồn cung tiền cho khủng bố là một phần trong kế hoạch "phản ứng toàn diện của chính phủ đối với những cuộc tấn công khủng bố được thực hiện ở London và Manchester trong năm 2017". Theo giới truyền thông, cuộc chiến chống tài trợ cho khủng bố đã và đang là trọng tâm của những chiến dịch ngắn và dài hạn tại nhiều quốc gia trên thế giới. 

Từ năm 1999, LHQ đã thông qua Công ước quốc tế về chống tài trợ cho khủng bố. Theo đó, bất kỳ ai cung cấp hoặc quyên góp tiền với ý định tài trợ hoặc sử dụng để tiến hành bất kỳ hành vi khủng bố nào, đều bị coi là hành vi bất hợp pháp. Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) từng khuyến nghị, các quốc gia cần thực hiện đầy đủ Công ước kể trên. Nhưng từ đó đến nay, hiệu quả của cuộc chiến chống tài trợ cho khủng bố còn khá khiêm tốn...

Hơn 10 ngày trước (14-9), người đứng đầu Cơ quan điều tra hình sự thuộc Cảnh sát quốc gia của Indonesia, Trung tướng Ari Dono Sukmanto thông báo, lực lượng cảnh sát các nước thành viên ASEAN sẽ thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu được tích hợp mang tên ASEANAPOL điện tử (e-ADS).

Và việc này sẽ giúp điều tra viên của các nước ASEAN có thể tiếp cận một cách nhanh chóng và an toàn để hỗ trợ cho cuộc chiến chống khủng bố. Trung tướng Ari Dono Sukmanto cho biết, công nghệ thông tin hiện đại trong hệ thống e-ADS là một trong những giải pháp đối phó với các thách thức hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

Đọc thêm

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.