Xét xử 4 bị cáo đa cấp MB24 lừa đảo hơn 10 tỉ đồng

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Đại Dũng
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Đại Dũng
(PLO) - Ngày 6/6, TAND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục mở phiên tòa xét xử đối với các bị cáo trong  đường dây đa cấp MB24.

Lôi kéo hàng trăm người tham gia

Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm Ngô Văn Chiến (SN 1980), Trần Văn Sự (SN 1975), Đặng Anh Tuấn (SN 1980) và Bùi Thị Chiên (SN 1977, cùng trú huyện Ea Kar, Đắk Lắk) về việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Hồ sơ vụ án cho thấy, Công ty Cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến (gọi tắt là Công ty MB24 Hà Nội) được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký DN vào tháng 5/2011, vốn điều lệ hơn 9 tỷ đồng. Ngô Văn Huy là người đại diện pháp luật, chức danh Giám đốc.

Thông qua giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số với tên miền www.muaban24.vn, Công ty MB24 Hà Nội xây dựng mô hình và phương thức hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử muaban24.vn theo sơ đồ nhị phân cấp tiến bất đồng đẳng.

Tiếp đó, vào các tháng 10 và 12/2011, chi nhánh MB24 Đắk Lắk và Buôn Ma Thuột lần lượt được thành lập. Đại diện pháp luật MB24 Đắk Lắk là Ngô Văn Chiến (Giám đốc), sau đó Trần Văn Sự thay thế; MB24 Buôn Ma Thuột do Bùi Thị Chiên làm Giám đốc, sau đó Đặng Anh Tuấn lên nắm quyền.

Để có thể lôi kéo được nhiều người tham gia mua gian hàng ảo, các bị cáo trực tiếp gặp gỡ, hoặc gián tiếp thông qua các hội viên của hai chi nhánh; mở các lớp giới thiệu về muaban24.vn, lôi kéo nhiều người tham gia mua gian hàng ảo. Khi một người muốn tham gia vào hội viên MB24 thì phải đóng số tiền 5,2 triệu đồng và quy ra điểm (Đ) tương đương với 520 (Đ).

Từ tháng 10/2011 đến tháng 7/2012, hai chi nhánh MB24 tại Đắk Lắk đã phát triển được 2.054 gian hàng với tổng doanh thu hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 2.300 gian hàng nơi khác do MB24 Hà Nội chuyển về.

Toàn bộ số tiền hơn 10 tỷ đồng được chuyển về MB24 Hà Nội. MB24 Hà Nội sau đó trích hoa hồng cho các bị cáo Chiến, Sự, Tuấn, Chiên thụ hưởng số tiền hơn 3 tỷ đồng. Cụ thể, Chiến và Sự mỗi người được nhận hơn 1 tỷ đồng; Tuấn nhận hơn 900 triệu đồng và Chiến nhận gần 29 triệu đồng. Số tiền chiếm đoạt được, các bị cáo sử dụng vào hoạt động của 2 chi nhánh MB24 tại Đắk Lắk và chi tiêu cá nhân.

Cơ quan điều tra xác định, quá trình hoạt động, 2 chi nhánh MB24 tại Đắk Lắk không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, không kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, sau gần 5 năm khởi tố, vụ án mới được đưa ra xét xử. Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử của TAND tỉnh Đắk Lắk, ngoài 4 bị cáo, sẽ có hơn 700 người được triệu tập, trong đó 500 bị hại và khoảng 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 

Bị hại bức xúc

Trong số 505 người bị hại được tòa triệu tập chỉ có 93 người có mặt; 196 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được mời thì chỉ có 38 người có mặt.

Tại đây, các luật sư tham gia bào chữa đã đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa, phải triệu tập nguyên bốn lãnh đạo của Công ty MB24 Hà Nội gồm Nguyễn Tuấn Minh (Chủ tịch Hội đồng quản trị), Ngô Văn Huy (Giám đốc), Lê Văn Cường (Phó Giám đốc) và Nguyễn Mạnh Hà (Trưởng phòng Kỹ thuật) nhằm thẩm vấn, làm rõ các tình tiết của vụ án.

Tuy nhiên, HĐXX cho rằng đã đề nghị Bộ Công an trích xuất nguyên bốn lãnh đạo MB24 Hà Nội nhưng các bị án đang thụ án nhiều nơi khác nhau nên không thể trích xuất để tham gia phiên tòa. HĐXX đã bác yêu cầu của các luật sư và tiếp tục đưa vụ án ra xét xử.

Trong buổi thẩm vấn, bốn bị cáo nguyên lãnh đạo MB24 Đắk Lắk đều không đồng ý nhiều nội dung ghi trong bản cáo trạng. Các bị cáo khai chưa hề được Công ty MB24 Hà Nội trả tiền mặt (tiền hoa hồng) từ việc bán gian hàng mà chỉ được nhận điểm. Bởi vào thời điểm các bị cáo bị bắt, Công ty MB24 Hà Nội chưa quy đổi điểm thành tiền để trả cho các bị cáo; mặt khác chi nhánh MB24 Đắk Lắk cũng chưa thu được lợi nhuận mà chỉ đang trong giai đoạn liên kết các doanh nghiệp. Bốn bị cáo cũng khai, không biết Công ty MB24 Hà Nội đã được cấp phép sàn Giao dịch thương mại điện tử hay chưa.

“Thời điểm chi nhánh MB24 Đắk Lắk được thành lập thì có nhiều đài truyền hình và các tờ báo đã đưa tin về hoạt động của MB24, trong đó có ghi rõ đây là sàn giao dịch thương mại điện tử. Bên cạnh đó, tên miền trên website của MB24 Hà Nội và các chi nhánh ở các tỉnh, thành khác đều ghi rõ là sàn giao dịch thương mại điện tử” – các bị cáo, nguyên lãnh đạo MB24 Đắk Lắk lý giải tại tòa.

Về phía các bị hại, họ đã bức xúc khi nói đến số tiền đã nộp cho MB24 Đắk Lắk. Bị hại Bùi Xuân Hưng (trú huyện Ea Kar, Đắk Lắk) khai, được “vận động” tham gia gian hàng của MB24 Đắk Lắk để được hưởng nhiều tiện ích. Ngoài ra, còn có thể quảng bá sản phẩm của mình lên website và được hướng dẫn, hiểu biết thêm về mạng máy vi tính. Do thiếu hiểu biết nên ông tin tưởng bỏ tiền ra mua gian hàng.

Bị hại Phạm Thị Thêu (trú huyện Cư Jút, Đắk Nông) khai là hộ nghèo. Nghe Công ty MB24 quảng bá nếu mời được một người tham gia mua gian hàng thì sẽ được hưởng 1,5 triệu đồng và hưởng tất cả những ưu đãi của công ty. Bà đi vay 8,9 triệu đồng để mua hai gian hàng. Sau khi nghe thông tin gian hàng của MB24 là ảo nên bà đã đòi lại tiền nhưng đến nay vẫn không nhận được đồng nào.

Tương tự, bà Đinh Thị Kim Tính khai, gia đình làm ăn thua lỗ, khi nghe một người quen giới thiệu và mời tham gia mua gian hàng của MB24, chồng bà mua 3 gian hàng với tổng số tiền 13,5 triệu đồng với mong muốn kinh doanh sinh lãi nhưng không ngờ “mất cả chì lẫn chài”. 

Đọc thêm

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.