Phán là chính, xử chỉ phụ

Ở nước Áo mới rồi có một vụ xét xử trước toà khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi về bản chất của toà án.

Ở nước Áo mới rồi có một vụ xét xử trước toà khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi về bản chất của toà án.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chuyện như thế này: Một phụ nữ đã nghỉ hưu đột nhiên bị cáo buộc là đã sao trộm phim từ mạng Internet. Bộ phim này thuộc diện bạo lực nên bị kiểm soát và bộ máy kiểm soát chỉ ra chính xác bộ phim ấy đã bị ai sao chép trộm vào lúc nào, tại đâu và có gửi tiếp bản sao đó đi hay không. Kết quả mà các thiết bị kỹ thuật cùng với công nghệ tin học đưa lại là người phụ nữ kia là thủ phạm.

Người phụ nữ ấy kiên quyết bác bỏ mọi sự cáo buộc, viện dẫn bản thân mình không sử dụng máy tính, không có thiết bị truy cập Internet và còn đang ngủ say vào thời điểm bị cho là đã sao chép trộm bộ phim trên. Tuy nhiên, toà án vẫn giữ ý kiến cho rằng một khi các thiết bị kỹ thuật và chương trình kiểm sát truy cập Internet đưa ra kết quả chỉ đích danh thì chỉ có thể đúng chứ không thể sai. Bản án của toà là phạt tiền 651,80 Euro.

Một khi nhà nước đã quy định sao chép trộm những phim ảnh và tài liệu nằm trong danh sách cấm bị phạt thì việc người phụ nữ về hưu nói trên bị đưa ra xét xử và phạt tiền sẽ không phải là chuyện lạ lùng nếu như người phụ nữ này phạm tội đó thật.

Thông thường, toà án phải chứng minh được rằng người đó đã phạm tội. Đằng này, toà xét xử hoàn toàn dựa trên kết quả truy cứu thông tin của một công ty tư nhân. Không hiểu bằng cách nào và sử dụng chương trình gì mà công ty này lại phát hiện ra người không có máy tính riêng, không có nguồn truy cập Internet riêng, tức là không hề đăng ký sử dụng Internet, sao chép trộm bộ phim. Vậy mà toà án cũng tin và thậm chí còn sử dụng đó làm cơ sở để phán xử.

Ở đây, bên cạnh việc toà xử theo kiểu chỉ cần nghi ngờ là đủ còn có chuyện bên bị xử là đã phạm tội phải chứng minh được trước toà là mình vô tội, hay nói cách khác, cứ phải chấp nhận có tội cho tới khi tự chứng minh được điều ngược lại. Nhiệm vụ của toà là đem lại công lý, vậy mà ở đây người phụ nữ kia lại phải tự đi tìm công lý để bảo vệ mình trước toà. Cho nên mới có chuyện dư luận phân biệt giữa phán và xử ở toà án.

Đấy là hai việc rất khác nhau đấy nhé. Phán thường là ý kiến chủ quan của bên có quyền, xử mới dựa trên luật lệ và lý lẽ.

Thiên Lang

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.