Phải tập trung tuyên truyền để tạo sự đồng thuận

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Ngoài quy định về mức phạt tiền vi phạm vượt đèn vàng ngang với đèn đỏ thì dư luận cũng băn khoăn đối với quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP xử phạt hành vi “sử dụng chân chống hoặc vật khác quẹt xuống đường...”, “không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng…”. 

Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính (VPHC và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) Đặng Thanh Sơn. 

Cần mô tả dấu hiệu rõ ràng và cụ thể hơn của hành vi vi phạm

Thưa ông, mặc dù đã có hiệu lực từ ngày 1/8/2016 nhưng vẫn còn nhiều dư luận xung quanh nội dung các quy định trong Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Chẳng hạn, quy định xử phạt từ 2 – 3 triệu đồng đối với hành vi “sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường” thì ông đánh giá như thế nào về quy định này?

- Việc xử phạt đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ về hành vi “sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy” được căn cứ vào điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định số 46. Thực tế, quy định này có sự kế thừa từ quy định tại điểm a khoản 6 Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP trước đây. Tôi cho rằng, một trong những dấu hiệu cơ bản để đánh giá tính chất xâm hại của hành vi này được thể hiện qua từ “sử dụng”; hiểu theo cách thông thường nhất thì sử dụng là “dùng một vật có chủ ý, mục đích”. 

Theo cách phân tích này, tôi đồng tình với một số ý kiến cho rằng các trường hợp như vô ý hoặc quên không gạt chân chống lên hoặc chở vật cồng kềnh mà không may chân chống bị quệt xuống đường khi tham gia giao thông thì không thuộc trường hợp thực hiện hành vi “sử dụng” và không bị xử phạt. Điều đó có nghĩa việc xử phạt đối với hành vi nêu tại điểm a khoản 7 Điều 6 chỉ áp dụng đối với trường hợp đối tượng vi phạm cố ý dùng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi tham gia giao thông. 

Thực tế thời gian vừa qua, nhiều đối tượng khi tham gia giao thông đã cố tình để chân chống hoặc gậy sắt quệt xuống đường để tạo ra tia lửa, âm thanh náo động khi điều khiển phương tiện, gây mất trật tự và an toàn xã hội. Do vậy, Nghị định 46 mới ban hành quy định tăng mức phạt cao như vậy so với mức phạt quy định tại Nghị định số 171 trước đây tăng cường tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.

Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng, trong một số trường hợp, với cách quy định như trong Nghị định số 46 thì người có thẩm quyền xử phạt, trong một số trường hợp, có thể khó xác định, chứng minh người vi phạm thực hiện hành vi với lỗi cố ý hay vô ý. Vì vậy, thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục nghiên cứu, mô tả hành vi này với những dấu hiệu rõ ràng và cụ thể hơn nữa để việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn được thuận lợi, chính xác, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và tự giác chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của người dân và cộng đồng xã hội. 

Tương tự, quy định“phạt tiền từ 600 – 800 nghìn đồng đối với người điều khiển xe không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau” cũng được cho là thiếu tính thực tế, chưa  hợp lý, chưa bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn. Ông có thể cho biết ý kiến cá nhân mình về đánh giá này không?

- Tại điểm g khoản 3 Điều 5 và điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 46 quy định xử phạt 600 – 800 nghìn đồng đối với người điều khiển xe ô tô, xử phạt 80 – 100 nghìn đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà có hành vi “không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau”. Hành vi vi phạm này trong Nghị định hiện hành không phải là hành vi mới mà được kế thừa từ quy định tại Nghị định số 171 và Nghị định 34/2010/NĐ-CP trước đây. Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi nêu trên cũng không tăng lên so với mức phạt tiền quy định áp dụng cho hành vi này tại Nghị định số 171. 

Tuy nhiên, so với nội dung quy định tại Nghị định số 171 trước đây thì nội dung quy định tại Nghị định số 46 nêu rõ ràng, cụ thể, chính xác, minh bạch hơn về khung thời gian phải bật đèn chiếu sáng, thay vì quy định chung chung “khi trời tối” như quy định tại Nghị định số 171.

Tôi cho rằng việc cơ quan có thẩm quyền quy định rõ khung thời gian phải sử dụng đèn chiếu sáng như Nghị định số 46 là phù hợp với thực tiễn, bảo đảm nguyên tắc “hành vi VPHC phải được mô tả rõ ràng, cụ thể để có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn” được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC, giúp cho việc xác định hành vi vi phạm và áp dụng xử phạt được thuận lợi, thống nhất, hiệu quả. Không những thế, quy định tại Nghị định số 46 mới ban hành sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc xây dựng thói quen tự giác tuân thủ quy định về thời gian sử dụng đèn chiếu sáng của người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông thống nhất trên toàn quốc.  

Có thể tiềm ẩn những yếu tố không minh bạch trong áp dụng

Cũng theo Nghị định số 46, một số trường hợp vi phạm giao thông trên đường sẽ áp dụng hình thức xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản. Theo ông, nếu thực hiện, liệu quy định này có phát sinh tiêu cực?

- Trước hết, phải khẳng định rằng, việc xử phạt tại chỗ, không lập biên bản VPHC không phải là quy định mới. Trước đây, tại Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) cũng đã có quy định này. Kế thừa quy định của Pháp lệnh xử lý VPHC nói trên, khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý VPHC năm 2012 cũng quy định rõ: Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250 nghìn đồng đối với cá nhân, 500 nghìn đồng đối với tổ chức thì không cần lập biên bản mà người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt tại chỗ. 

Cũng xin thông tin lại cho chính xác, vấn đề “xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản” không phải được quy định trong Nghị định số 46 mà là quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư số 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Theo đó, đối với vi phạm thuộc trường hợp không phải lập biên bản VPHC hoặc thuộc thẩm quyền của mình mà không cần phải điều tra xác minh thì có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ hoặc ngay trong thời gian thực hiện ca tuần tra, kiểm soát. Đối với những trường hợp khác thì phải củng cố hồ sơ vi phạm chuyển đến cấp có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt.

Mặc dù theo quy định của Luật Xử lý VPHC và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này thì việc xử phạt tại chỗ không phải lập biên bản VPHC nhưng quy trình áp dụng đối với việc xử phạt được quy định rất chặt chẽ. Tuy nhiên, việc xử phạt tại chỗ cũng có thể tiềm ẩn những yếu tố không minh bạch trong áp dụng, chẳng hạn việc người vi phạm đóng tiền trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt có thể dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc.

Để giảm thiểu tối đa khả năng phát sinh tiêu cực thì cần thiết phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như người bị xử phạt có thể lựa chọn nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt hoặc nộp tại kho bạc, nộp qua bưu điện...; tổ chức kiểm tra kiểm soát thường xuyên đối với  lực lượng có thẩm quyền xử phạt đang thực thi công vụ và xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm; tuyên truyền rộng rãi, khuyến khích, tăng cường vai trò giám sát của người dân, các cơ quan truyền thông, báo chí đối với lực lượng xử phạt... Đây là những vấn đề thuộc về tổ chức thực thi pháp luật. 

Để tăng tính hiệu quả, khả thi trong việc triển khai áp dụng các quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP thì theo ông, cần thực hiện những giải pháp gì?

- Thời điểm hiện nay, khi Nghị định số 46 vừa mới có hiệu lực thi hành, để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong việc triển khai áp dụng, cần tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng áp dụng pháp luật, nhất là đối với nội dung Nghị định số 46 mới ban hành (tập trung vào những điểm mới, những nội dung có sự thay đổi so với Nghị định số 171/2013/NĐ-CP trước đây, kỹ năng xử lý vi phạm trong các tình huống phức tạp, nhạy cảm...);  đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ cho các lực lượng thực thi việc xử phạt VPHC.

Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần chú trọng, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả đối với lực lượng thực thi công vụ, đảm bảo việc xử phạt đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được thực hiện chính xác, minh bạch, công bằng, giảm thiểu hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiều người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, phải tập trung tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người dân hiểu đúng ý nghĩa, nội dung, đặc biệt là những điểm mới, những thay đổi của Nghị định số 46 so với Nghị định số 171 trước đây để tạo sự đồng thuận xã hội, sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật cũng như để người dân có thể tự bảo vệ quyền của mình, tham gia giám sát sự tuân thủ pháp luật của các lực lượng có thẩm quyền xử phạt trong thực thi công vụ.

Quá trình triển khai thi hành các quy định của Nghị định số 46 trong thực tiễn quản lý nhà nước, trường hợp quy định nào bộc lộ hoặc phát sinh những khó khăn, vướng mắc hoặc chưa phù hợp với thực tế, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp thì các cơ quan có thẩm quyền cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn kịp thời.

Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.