'Phải định nghĩa được tài sản công để sử dụng hiệu quả'

ĐBQH Lê Thanh Vân
ĐBQH Lê Thanh Vân
(PLO) - Đại biểu Quốc hội (ĐB QH) Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của QH – đề nghị như vậy khi trả lời phỏng vấn của Báo PLVN về Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) được trình ra QH tại kỳ họp vừa qua. 

4 loại tài sản công

Ông đánh giá như thế nào về tình hình sử dụng tài sản công hiện nay?

- Theo tôi, việc quản lý, sử dụng tài sản công hiện nay còn nhiều bất cập. 

Thứ nhất, một số tài sản Nhà nước đầu tư vào các công trình công cộng khai thác, sử dụng chưa hiệu quả và quá trình đầu tư xây dựng các công trình này cũng còn lãng phí, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, nhân dân. 

Thứ 2 là nhiều công trình, tài sản của Nhà nước đã bị sử dụng không đúng mục đích, đôi khi bị lạm dụng, phục vụ cho nhu cầu của lợi ích nhóm, của cá nhân. 

Thứ 3 là ý thức của cán bộ các cấp về việc tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả tài sản công chưa cao, nhiều người có tâm lý nghĩ đó là “của chùa” nên không ai chịu trách nhiệm.

Ba vấn đề đó đặt ra nhu cầu phải siết chặt quản lý việc sử dụng tài sản công bằng luật pháp. Do vậy, trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội khóa XIV sẽ có việc xem xét thông qua Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi).

Trong các quy định được nêu trong Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi) lần này, theo ông đâu là những điểm mới, đáng chú ý nhất?

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi) đã đánh giá rất rõ về mặt được, chưa được về việc quản lý, sử dụng tài sản công hiện nay. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý của những đánh giá này mới chỉ dừng lại ở phạm vi là quản lý các tài sản có tính chất vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của Nhà nước. Điều 53 của Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng khái niệm về tài sản công nên nhiệm vụ của Dự án Luật lần này là phải duy danh định nghĩa được tài sản công là gì. 

Từ đó có thể thấy điểm mới đầu tiên trong Dự thảo Luật là ở đối tượng điều chỉnh, trong đó Dự án Luật mở rộng phạm vi định nghĩa tài sản công. Với dự thảo lần này thì khái niệm tài sản công đã được mở ra, không chỉ là tài sản mà Nhà nước đầu tư, do Nhà nước đầu tư mà bao gồm cả các tài sản mà Nhà nước xác lập chủ quyền và khẳng định lợi ích đó thuộc về nhân dân mà Nhà nước làm chủ đại diện, ví dụ như quyền khai thác vùng trời, khai thác vùng biển hay tài sản thuộc sở hữu trí tuệ, kho số viễn thông… 

Điểm thứ 2 là về phân cấp quản lý tài sản. Lần này Dự thảo Luật đã phân biệt rõ từng loại tài sản và chức năng quản lý, sử dụng của các nhóm cơ quan tương ứng, phân cấp mạnh hơn việc khai thác, sử dụng và tính tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước liên quan. 

Điểm mới thứ 3 là lần này Dự án Luật đã quy định minh bạch các nhóm tài sản để khai thác, sử dụng. Trong dự thảo có chia làm 4 loại tài sản. Một loại thuộc kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư bằng vốn và nhiệm vụ của việc khai thác để bù đắp lại chi phí đó thuộc về các doanh nghiệp Nhà nước. Nhóm thứ 2 là tài sản thuộc tài nguyên. Liên quan đến việc quản lý này có các đạo luật chuyên ngành như Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước… những đạo luật này sẽ làm chuẩn mực cho các đạo luật khác. Nhóm thứ 3 là tài sản do Nhà nước đầu tư bằng vốn của Nhà nước, ví dụ như những đề tài khoa học do Nhà nước đầu tư bằng vốn của Nhà nước thì sản phẩm cũng là tài sản công và có quy định việc khai thác, sử dụng tài sản này làm sao để đáp ứng nhu cầu của Nhà nước. Nhóm thứ 4 là tài sản Nhà nước xác lập quyền sở hữu của mình, như kho số viễn thông, quyền khai thác đi lại vùng trời… 

Rõ ràng đã đến lúc Nhà nước phải đưa những nhóm tài sản này vào để quản lý vì nó là tài sản có được từ ưu đãi của thiên nhiên dành cho đất nước nên Nhà nước phải xác lập quyền quản lý và với hình thức là giao cho các chủ thể tương ứng quản lý, khai thác nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

 “Cha chung” cũng phải có người chịu trách nhiệm

Vấn đề khoán xe công hiện nay đang được dư luận rất quan tâm bởi được cho rằng tồn tại khá nhiều bất cập và gây lãng phí. Ý kiến của ông ra sao?

Trong Dự thảo Luật có 2 vấn đề mà trong quá trình soạn thảo, Ban soạn thảo và các đại biểu có nhắc đến là khoán xe công để giảm áp lực đầu tư phương tiện từ ngân sách và đưa ra đấu giá một số tài sản để huy động ngân sách nhà nước. Về khoán xe công, đây mới chỉ là khởi thảo nhưng trong quá trình thảo luận cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng đã là tiêu chuẩn định mức thì phải có mặt bằng nhất định chứ không nên có quy định đặc thù. 

Cũng có ý kiến cho rằng việc khoán xe công là trên cơ sở tự nguyện và từ mặt bằng chính sách như vậy thì chúng ta xác định lượng tiền khoán để thu hút sự tự giác của những người theo quy định được hưởng chế độ đi xe công. Đây là vấn đề đang có nhiều ý kiến và đang trong quá trình thảo luận nên chúng ta phải chờ xem diễn tiến ra sao và Quốc hội cuối cùng quyết định như thế nào.

Nhiều ý kiến tán thành với quy định về quy trách nhiệm cho người đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng tài sản công được nêu trong Dự thảo Luật. Ông có đồng ý với những ý kiến này?

- Một trong những quy định của Dự thảo Luật mà tôi cho rằng tích cực là quy trách nhiệm cho người đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng tài sản công. Trong quá trình soạn thảo, trên cương vị là thành viên của Ủy ban Thẩm tra nên tôi cũng rất ủng hộ việc xác lập trách nhiệm đó, không chỉ là trong quản lý, sử dụng tài sản công mà trong quản lý, điều hành các lĩnh vực khác.

Một khi đã xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu thì bộ máy mới vận hành tốt được. Đã đến lúc chúng ta không thể quy trách nhiệm chung chung cho tập thể vì dân gian có câu “cha chung không ai khóc” thì cái “cha chung” đó phải có người đứng ra chịu trách nhiệm. Trong gia đình còn có con trưởng nên trong cơ quan, đơn vị phải có thủ trưởng đứng đầu chịu trách nhiệm, có trách nhiệm quán xuyến và xác lập tiếp trách nhiệm liên đới cho những người cấp dưới của mình. Có như vậy thì tình trạng quản lý không hiệu quả, thất thoát, lãng phí, thậm chí lạm dụng tài sản công mới dần được khắc phục và chấm dứt. 

Ngoài các quy định trong dự thảo, ông có đề xuất hay đóng góp gì thêm?

- Tôi thấy Dự thảo Luật đã có nhiều đổi mới nhưng tôi vẫn chưa yên tâm với phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật. Dự thảo Luật loại bỏ tài sản là tiền thuộc ngân sách nhà nước, quỹ tài chính và quỹ ngoại tệ ra khỏi tài sản công, tôi cho thế là không ổn, không đúng. Lý do thứ nhất là tài sản đặc biệt, công cụ được sử dụng trong quản lý, điều hành của Nhà nước chính là tiền. 

Thứ 2, xét trên bình diện kinh tế, trong quan hệ tiền tệ thì tiền tệ cũng là một loại tài sản, tham gia vào quá trình tín dụng, cũng phát sinh ra hiệu quả kinh tế. Thứ 3, nếu không đưa tiền vào tài sản công thì sẽ không có cơ sở để cân đong, đo đếm tổng tài sản của quốc gia. Nếu bây giờ chúng ta hỏi Bộ trưởng Bộ Tài chính tổng tài sản của quốc gia tính bằng tiền thì không trả lời được vì chúng ta chưa đưa tiền vào danh mục tài sản công, là công cụ để tính toán tổng tài sản quốc gia để từ đó xác định tính cân đối cho đầu tư phát triển.

Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...