Gương sáng Pháp luật

PGS. TS Trần Đắc Phu: Những bước chân lặng thầm…!

PGS. TS Trần Đắc Phu.
PGS. TS Trần Đắc Phu.
(PLVN) - Việt Nam đã khống chế thành công rất nhiều dịch bệnh. Nhưng phải đến “bão dịch” COVID-19, nỗi vất vả, sự mất mát, hy sinh của những chiến sĩ áo trắng nói chung và “đội quân” y tế dự phòng nói riêng mới được nhiều người biết tới. Và những sẻ chia của “cựu chiến binh” phòng dịch – PGS. TS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế càng khiến chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa công việc mà ông và các đồng nghiệp của mình đã gắn bó bấy lâu nay!

Bác sĩ của cộng đồng!

Trong buổi trò chuyện đầy cởi mở với phóng viên Pháp luật Việt Nam, PGS. TS Trần Đắc Phu bộc bạch, thời của ông, sinh viên y khoa ra trường chỉ thích vào các chuyên khoa “hot” lâm sàng như Nội, Ngoại, Sản, Nhi…, chứ không mấy ai muốn làm y tế dự phòng (YTDP) vì công việc này vừa vất vả, lại không có “uy” của người làm nghề y.

Bác sĩ (BS) YTDP ngoài chống dịch còn đi vận động người dân xây dựng nhà tắm, giếng nước, nhà vệ sinh… nên thường được gọi vui là BS “phân - nước - rác”. Cũng vì lý do này, rất nhiều cán bộ YTDP sau một thời gian tham gia phòng dịch đã chuyển sang công việc khác khi có cơ hội…

Sau mấy chục năm gắn bó với công tác này, “cựu chiến binh” YTDP đúc kết: Muốn làm tốt YTDP trước hết phải yêu nghề, đam mê với công việc của mình. Thứ hai phải chịu khó học hỏi, lăn lộn với cộng đồng. Bên cạnh đó phải rất nhanh nhạy và có đầu óc quan sát, trước hết là quan sát dịch tễ.

TS Trần Đắc Phu vẫn thường nói đùa: “Con muỗi bay qua phải biết ngay đó là muỗi đực hay muỗi cái”. Thật vậy, nhiều bệnh do con muỗi truyền, nhưng muỗi truyền sốt xuất huyết chỉ đẻ ở các dụng cụ chứa nước trong, thậm chí ở lọ hoa trên bàn thờ… và chỉ đốt ban ngày, nên thường được gọi là “muỗi nhà vua”, nhưng muỗi truyền bệnh viêm não Nhật bản B lại ở chuồng trâu, bò tối mới bay vào đốt người… và vì đặc tính sinh học khác nhau mà có biện pháp phun, diệt khác nhau. Hiện nay bệnh Viêm não Nhật Bản đã có vắc xin thì tiêm phòng lại đặt lên hàng đầu…

Thầy thuốc Nhân dân – PGS. TS Trần Đắc Phu; Nguyên Cục trưởng Cục YTDP (Bộ Y tế) đã có hơn 40 năm công tác trong lĩnh vực YTDP. Ông chính là “tác giả” ý tưởng của thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập đông người - Khai báo y tế, hướng dẫn người dân thực hiện dự phòng cá nhân phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Đặc biệt, người làm YTDP cần phải có một kiến thức rất toàn diện (không chỉ hiểu sâu kiến thức về y học dự phòng mà còn phải có kiến thức về lâm sàng, phải sâu sắc về lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, đồng thời còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực khác như côn trùng học, môi trường tự nhiên, lao động, khí hậu… và các kiến thức liên quan tới cộng đồng, xã hội…).

Về lâm sàng: Cùng là ban xuất huyết thấy ở trên da nhưng anh phải phân biệt được thế nào là sởi, SXH, thế nào là viêm màng não do não mô cầu...; Sởi thì lây theo đường hô hấp (như COVID-19), nhưng SXH lại lây qua muỗi đốt. Cũng là bệnh lây theo đường tiêu hoá nhưng tả lại không đau bụng, mà “miệng nôn, trôn tháo” (đi ngoài như nước vo gạo) nhưng lỵ lại đau bụng rất nhiều (đau quặn), đi ngoài ra máu…

Nếu không có kiến thức về lâm sàng, khi làm cũng không có xét nghiệm để củng cố rất dễ chẩn đoán sai. Mà chẩn đoán sai thì triển khai toàn bộ các biện pháp phòng bệnh sai. Thực tế do làm tốt công tác tiêm chủng mà hiện nay bệnh bạch hầu gần như không có tại nước ta, nhưng vừa rồi xuất hiện ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên nhưng có BS lại chẩn đoán là viêm amidan, thậm chí “gán” cho nó cái tên “cổ bạnh” dẫn tới cấp cứu, điều trị không kịp thời, bệnh nhân tử vong và nguy hiểm hơn cả là không tiến hành can thiệp ổ dịch tại cộng đồng như cách ly người bệnh, tiêm chủng thì dịch sẽ bùng lên…

PGS.TS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh: Bên cạnh các kỹ năng trên, cán bộ YTDP còn phải có kiến thức về xã hội học, kiến thức này phải học hàng ngày từ cộng đồng và chính là những kỹ năng mềm nhưng lại là rất quan trọng. Bởi theo ông: “YTDP “điều trị” không chỉ cho một cá nhân, mà cho cả cộng đồng. Để dự phòng và điều trị tận gốc căn bệnh này phải xuống cơ sở, phải làm việc với chính quyền địa phương trước khi làm việc với y tế nên rất phức tạp và mất nhiều thời gian, đòi hỏi người làm YTDP phải rất yêu nghề và kiên trì cũng như có kỹ năng, giao tiếp tốt.

Ngoài ra, cán bộ YTDP cũng phải am hiểu kiến thức về môi trường sống để phục vụ cho công tác điều tra dịch tễ. Và phải chịu thương, chịu khó, gần dân, hiểu dân, gắn bó với công việc, nếu không sẽ không thể làm tốt công việc của mình, thậm chí bỏ nghề...”.

Những chiến công thầm lặng

GS.TS. Trần Đắc Phu cho biết: Công tác YTDP trước kia vô cùng gian nan. Thực tế, hiệu quả phòng bệnh phụ thuộc vào xét nghiệm nhưng phương tiện thô sơ, lạc hậu, cơ sở vật chất thiếu thốn nên các cán bộ, chuyên gia dịch tễ rất vất vả. Để xét nghiệm tìm ra bệnh bạch hầu, ông và các đồng nghiệp của mình phải lấy tăm tre vót nhọn xong quấn bông làm dụng cụ ngoáy họng chứ không phải có que lấy mẫu đồng bộ như ngoáy họng xét nghiệm SARS-CoV-2 như hiện nay. Vì thiếu thốn phương tiện xét nghiệm nên chẩn đoán dịch chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Mặt khác, dân trí người dân thời đó chưa cao nên các cán bộ YTDP phải mất rất nhiều công sức để xuống cơ sở vận động người dân đi tiêm chủng, giám sát dịch tễ, tuyên truyền và hướng dẫn người dân lối sống hợp vệ sinh…

Theo bước chân các BS cộng đồng, kỷ niệm cứ đầy vơi theo năm tháng. Niềm vui cũng nhiều nhưng nỗi buồn cũng không hề ít. Bản thân ông đã từng chứng kiến những hy sinh, mất mát của những đồng nghiệp. Có trường hợp bộ đội buổi sáng vẫn đánh bóng chuyền với anh em trong đơn vị nhưng chiều đã lên cơ sốt rét ác tính và tử vong. Có khi đi vận động bà con tiêm chủng, không những họ không nghe mà còn nhiếc móc cán bộ YTDP “ăn” thuốc, vắc xin của dân… Rồi những hôm lặn lội vào tận rừng sâu bắt muỗi về thí nghiệm gặp mưa phải nghỉ lại giữa rừng không đêm hôm rét buốt, có cán bộ YTDP phải làm mồi cho muỗi đốt…

“Công việc của cán bộ YTDP là hết sức thầm lặng. Nhưng ai đã và đang làm trong hệ thống này hãy vững tin vào những thành quả của mình, không bỏ cuộc, phải coi đó là cái duyên, cái nghiệp của mình…”.

Một sự kiện rất đau lòng nhưng lại là bài học vô cùng lớn đó là vụ dịch sởi xảy ra ở Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014 - 2015 với hàng trăm trẻ mắc, một số chuyên gia y tế cho rằng sởi đã biến chủng nhưng thực tế đó là do hậu quả của việc nhiễm khuẩn chéo trong BV khiến hơn trăm trẻ tử vong. Chỉ sau khi giãn cách bệnh nhân, triển khai biện pháp chống nhiễm khuẩn mới hạn chế lây lan, tử vong.

Vì lẽ đó: “Trước mỗi vụ dịch, chúng tôi luôn phải tìm tòi, đặt câu hỏi: Vấn đề này như thế nào? Giải quyết ra sao? Và phải nghiên cứu, xem xét trả lời bằng được câu hỏi đó!”.

lPGS. TS. Trần Đắc Phu (khi là Cục trưởng Cục Y tế dự phòng) thực nghiệm, kích hoạt đường dây nóng tự động ghi nhận thông tin dịch bệnh 18009014.

lPGS. TS. Trần Đắc Phu (khi là Cục trưởng Cục Y tế dự phòng) thực nghiệm, kích hoạt đường dây nóng tự động ghi nhận thông tin dịch bệnh 18009014.

Cũng theo ông: “Cán bộ YTDP phải tôn trọng thực tế và cần phải có cách nhìn khoa học, khách quan thì mới tìm ra bản chất của sự việc. Từ tìm ra bản chất thì mới đưa ra quyết sách đáp ứng quyết sách đúng mà quyết sách sai thì ảnh hưởng tới cộng đồng chứ không phải chỉ là một cá nhân người bệnh!”…

PGS.TS. Trần Đắc Phu cũng chia sẻ: “Vất vả, thiếu thốn nhưng những ai trụ được với nghề là những người có tâm huyết, gắn bó với nghề hơn bao giờ hết, họ đang là những người truyền kinh nghiệm chuyên môn, nhiệt huyết cho các cán bộ YTDP sau này!”.

YTDP cũng như ngành Y tế Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn, vất vả nhưng cũng đã đạt rất nhiều thành tựu góp phần quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được đẩy lùi như: Thanh toán đậu mùa vào thập kỷ 80; Bại liệt (năm 2000); SARS (2003); Cúm A (H5N1) (2005), Cúm A(H1N1) (2009)… Ngoài ra, “đội quân” YTDP cũng giải quyết có hiệu quả bệnh tật liên quan tới môi trường tự nhiên, môi trường lao động, cải thiện tập quán lối sống, cải thiện sức khoẻ người dân.

Đối với dịch bệnh COVID-19, trong giai đoạn đầu dịch bệnh xuất hiện, Việt Nam đã làm rất tốt nhờ áp dụng chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả. Đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn kiên cường chiến đấu với đại dịch, trong đó có sự đóng góp không hề nhỏ của các cán bộ YTDP. Họ luôn bám trụ, có mặt ở các điểm nóng dịch bệnh, lăn lộn giám sát, lấy mẫu, làm xét nghiệm, điều tra xử lý ổ dịch. Không ít trong số đó đã bị nhiễm bệnh, thậm chí hy sinh… Tuy nhiên, nếu dự phòng tốt thì sẽ không có nhiều người bị mắc bệnh, giảm tải cho cơ sở y tế. Trên thực tế vừa qua chống dịch COVID-19 cho thấy khi dự phòng mà không trụ được thì điều trị cũng vỡ trận và gây tổn thất rất lớn về người và của…

PGS.TS. Trần Đắc Phu chia sẻ: Nhiệm vụ YTDP trong thời gian tới rất nặng nề. Sau thời đại dịch COVID-19 chúng ta cũng sẽ phải đối đầu với đại dịch khác vì các bệnh dịch bây giờ đều mang tính toàn cầu. “Dịch từ quốc gia xa xôi nhất có thể đến Việt Nam và ngược lại chỉ trong 24 giờ. YTDP không chỉ phòng chống dịch mà bao gồm phòng chống các yếu tố nguy cơ, các bệnh không rõ nguyên nhân, các bệnh truyền nhiễm và cả các bệnh không lây nhiễm. Phòng bệnh hãy đi trước một bước, đừng để dịch bùng nổ. Nếu chúng ta phòng được nguy cơ, phòng dịch khi dịch còn nhỏ thì dù bệnh tật có xảy ra cũng ở một mức độ nào đó không thể bùng phát mạnh được!”.

Để tăng cường cho lĩnh vực này, TS Trần Đắc Phu mong muốn: Nhà nước chú trọng, quan tâm đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực YTDP; Cần có chiến lược đáp ứng với bệnh truyền nhiễm mới nổi và đại dịch để khi dịch xảy ra không bị động; Người lãnh đạo địa phương cần có cái nhìn khoa học về sự cần thiết để có đầu tư đầy đủ cho YTDP; Đầu tư YTDP cần được bình đẳng với các lĩnh vực khác của ngành y tế tại địa phương; YTDP cần tiếp cận toàn diện bao gồm: Phòng chống các yếu tố nguy cơ (môi trường, lối sống, nghề nghiệp…); Bệnh không rõ nguyên nhân; Bệnh truyền nhiễm; Bệnh không lây nhiễm… Đặc biệt, Nhà nước cần quan tâm hơn và có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ làm công tác YTDP (mặc dù Nhà nước đã quan tâm nhưng thu nhập rất khó khăn vì không có thu nhập thêm). Cụ thể: Cần có chính sách đào tạo và thu hút nhân lực cho lĩnh vực này; Cán bộ tham gia chống dịch không may bị hy sinh cần được công nhận là liệt sỹ…

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

Đọc thêm

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.