Dược sĩ Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM được xác định đã ký khống 271 giấy chứng nhận về thực hành tốt nhà thuốc (GPP) và 79 giấy chứng nhận giả khóa đào tạo chuyên viên tư vấn thực hành tốt nhà thuốc (GPP). Ngoài ra, dược sĩ Lan còn sử dụng con dấu của cơ quan Sở Y tế và quản lý thu chi nguồn kinh phí tài trợ không đúng quy định.
Đây kết quả của cuộc điều tra mà Sở Y tế TP.HCM thông qua từ ngày 28/5, đã được báo cáo lên Bộ Y tế và UBND TP.HCM.
Cuộc điều tra trên được tiến hành dựa trên chỉ đạo bằng văn bản của Thanh tra Bộ Y tế từ ngày 17/4/2010 và quyết định ngày 18/5 của Giám đốc Sở Y tế TP.HCM về việc kiểm tra làm rõ nội dung phản ánh việc ký khống giấy chứng nhận khóa tập huấn về GPP, cùng các vấn đề khác liên quan đến lớp tập huấn GPP.
Ký 3.415 giấy chứng nhận không theo quy định
Cụ thể, từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, dược sĩ Lan cùng phòng Quản lý Dược, phòng Quản lý dịch vụ Y tế (Sở Y tế TP.HCM) phối hợp với Hội Dược học tổ chức tập huấn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) cho người hành nghề. Tuy nhiên, kế hoạch tổ chức, giảng dạy không hề có ghi nhận bằng văn bản.
Đây kết quả của cuộc điều tra mà Sở Y tế TP.HCM thông qua từ ngày 28/5, đã được báo cáo lên Bộ Y tế và UBND TP.HCM.
Cuộc điều tra trên được tiến hành dựa trên chỉ đạo bằng văn bản của Thanh tra Bộ Y tế từ ngày 17/4/2010 và quyết định ngày 18/5 của Giám đốc Sở Y tế TP.HCM về việc kiểm tra làm rõ nội dung phản ánh việc ký khống giấy chứng nhận khóa tập huấn về GPP, cùng các vấn đề khác liên quan đến lớp tập huấn GPP.
Ký 3.415 giấy chứng nhận không theo quy định
Cụ thể, từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, dược sĩ Lan cùng phòng Quản lý Dược, phòng Quản lý dịch vụ Y tế (Sở Y tế TP.HCM) phối hợp với Hội Dược học tổ chức tập huấn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) cho người hành nghề. Tuy nhiên, kế hoạch tổ chức, giảng dạy không hề có ghi nhận bằng văn bản.
Ảnh minh hoạ |
Tiếp đến từ tháng 3/2008 cho đến tháng 12/2008, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức lớp học tập huấn theo đề nghị của các công ty dược và văn phòng đại diện công ty dược trên địa bàn (công ty TNHH DK.., công ty TNHH J.P VN và công ty As...). Theo đó, Sở đóng vai trò hỗ trợ giáo viên cũng như nội dung giảng dạy, còn các công ty dược đề xuất đối tượng tham dự tập huấn cũng như chi phí, địa điểm và in giấy chứng nhận.Công ty TNHH DK.. đã tổ chức 3 lớp học cho hơn 200 học viên, công ty TNHH J.P VN tổ chức 2 đợt tập huấn cho 260 học viên và công ty As... tổ chức đã tổ chức tập huấn cho 100 học viên. Tất cả các buổi học trên đều diễn ra ngoài Sở Y tế và có thu tiền học phí. Kế hoạch giảng dạy của các công ty này đều được bàn riêng bằng miệng với dược sĩ Phạm Khánh Phong Lan, phòng quản lý Dược chỉ lập chương trình môn học và cử chuyên viên đến dạy. Thanh tra Sở Y tế cũng đã làm việc với ông Vĩnh, Trưởng phòng Quản lý Dược, ông này xác nhận tất cả các học viên tham gia khóa tập huấn nói trên đều được cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận do Hội Dược học in và trao cho học viên khi khóa học kết thúc. Trong việc này, Phòng Quản lý Dược giữ vai trò tham mưu về mẫu mã, còn số lượng, thủ tục trình ký, đóng dấu đều do các công ty dược trực tiếp liên hệ với thư ký của bà Lan là ông Bùi Thanh Phong. Ngoài ra, ông Chu Văn Tần, Chánh Văn phòng Sở Y tế cũng xác nhận từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 9 năm 2009, Văn phòng có đóng dấu chứng nhận cho 3.415 người tham dự 15 khóa tập huấn về GPP của Sở Y tế. Đặc biệt, ông Tần cho biết, các giấy tờ nói trên đều không thông qua hồ sơ công việc của cơ quan theo quy định. Khi thấy trên hồ sơ có chữ ký của Phó Giám đốc Sở Y tế Phạm Khánh Phong Lan, bà Nguyễn Thị Thanh Đào, nhân viên văn phòng đã yêu cầu phải làm biên bản mới tiến hành đóng dấu hồ sơ, kể cả với các giấy chứng nhận được ký khống (không có tên học viên và danh sách đính kèm). Sau khi kiểm tra, đối chiếu thực tế, thanh tra Sở Y tế ghi nhận biên bản mà bà Đào yêu cầu làm ghi đã đóng dấu 257 tờ giấy chứng nhận GPP (không có hồ sơ công việc, chưa có tên và danh sách đính kèm của công ty TNHH DK..), đã đóng dấu cho 128 tờ chứng nhận GPP của công ty TNHH J.P VN (14 tờ chưa điền tên), đóng dấu 79 giấy chứng nhận khóa đào tạo chuyên viên tư vấn thực hành tốt nhà thuốc cho công ty Die...VN. Riêng biên bản ngày 16/7/2008 không ghi rõ đã đóng dấu bao nhiêu giấy chứng nhận GPP cho công ty TNHH J.P VN.Cùng nhau hợp tác làm chứng nhận giả Về phía công ty DK... đã thừa nhận không hề tổ chức lớp tập huấn chuyên viên tư vấn về thực hành tốt nhà thuốc. Công ty chỉ chuyển giấy chứng nhận ghi sẵn tên học viên (số lượng theo danh sách được lập) cho ông Bùi Thanh Phong, thư ký của dược sĩ Lan để ông này chuyển cho bà Lan đóng dấu, ký tên. Qua vài thao tác đơn giản đó là công ty chỉ việc ngồi đợi đến ngày hoàn tất, nhận về các giấy chứng nhận đẹp đẽ, hợp lệ. Việc sử dụng nguồn kinh phí tài trợ giành cho lớp học tập huấn cũng rất mù mờ.Nguồn kinh phí cho lớp học tập huấn từ sự hỗ trợ của các công ty dược. Ngoài ra, Hội Dược học thu phí các học viên 200.000 đồng/người. Năm 2009, công ty Jansen Cillag , công ty TNHH Kim Đô, công ty CP Y Dược phẩm đã hỗ trợ các lớp học tập huấn 354.000.000 đồng. Số tiền này do tổ tài chính – kế toán của Văn phòng Sở Y tế quản lý và chi theo dự toán của phòng Quản lý Dược (có sự phê duyệt của dược sĩ Lan). Qua kiểm tra thực tế, thanh tra Sở Y tế phát hiện thêm, vào năm 2008, công ty As... đã hỗ trợ, chuyển qua tài khoản của Sở Y tế 1.200 USD. Số tiền này đã được chi hết gần 9 triệu đồng nhưng danh sách nhận tiền lại không có chữ ký ký nhận của từng người. Mãi đến năm 2009, khi có chủ trương của Giám đốc Sở Y tế về việc dự toán kinh phí cho mỗi lớp tập huấn, Sở Y tế đã thu số tiền trực tiếp từ quỹ là 354.000.000 đồng và chi hết 267.000.000 đồng.Số tiền này do ông Bùi Thanh Phong ký nhận nhưng trên danh sách không có chữ ký đầy đủ của người nhận tiền (?)Không có chức năng vẫn tư vấn lấy tiền Không chỉ thế, thanh tra Sở Y tế còn phát hiện được công ty TNHH MED (địa chỉ số 7 đường Nguyễn Thông, quận 3) không có chức năng nhưng đã thực hiện tư vấn y tế cho 40 công ty TNHH Dược phẩm về nguyên tắc thực hành tốt phân phối thuốc (GDP), 3 nhà thuốc về nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc (GPP). Tất cả các cuộc tư vấn này đều thu tiền, chi phí cho việc tư vấn có nhiều mức giá khác nhau. Qua đó, thanh tra Sở Y tế đã kiến nghị với Giám đốc Sở Y tế khẩn trương thu hồi số lượng giấy chứng nhận giả và giấy chứng nhận ký khống. Ngoài ra, Sở Y tế cần phải có kế hoạch, chủ trương cụ thể bằng văn bản, thông qua Ban giám đốc trước khi tổ chức các lớp tập huấn. Đặc biệt, con dấu của Sở Y tế chỉ được sử dụng khi mẫu chứng nhận phải đúng quy định. Không chỉ thế, bộ phận liên quan nên có thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị hỗ trợ về nội dung và định mức chi để làm cơ sở dự toán kinh phí chi cho phù hợp.
Theo Thanh An
VietNamNet
VietNamNet