Ông lão 70 lang thang xe đạp đi “nhặt” truyện tiếu lâm

Có một nhà nghiên cứu văn hóa mộc mạc, chất phác say mê chuyện nói tức, nói khoác của quê hương. Ông đã bỏ nhiềm tâm huyết để sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa độc đáo của vùng Kinh Bắc. Không chỉ vậy, ông còn nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian với niềm say mê vô bờ bến và đã in rất nhiều sách. Ít người biết rằng, để làm được những điều đó, ông đã dùng đến 4 chiếc xe đạp cùng lúc để tiện cho việc đi lại.

Có một nhà nghiên cứu văn hóa mộc mạc, chất phác say mê chuyện nói tức, nói khoác của quê hương. Ông đã bỏ nhiềm tâm huyết để sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa độc đáo của vùng Kinh Bắc. Không chỉ vậy, ông còn nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian với niềm say mê vô bờ bến và đã in rất nhiều sách. Ít người biết rằng, để làm được những điều đó, ông đã dùng đến 4 chiếc xe đạp cùng lúc để tiện cho việc đi lại.

Cần mẫn làm văn hóa

Người đó là ông Trần Quốc Thịnh, một người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, ăn nói hoạt bát, dù tuổi tác không còn ít. Hiện ông “đóng quân” ở thành phố Bắc Giang, nhưng có thể sẽ thay đổi bất cứ lúc nào. Lúc ông lại về Quế Võ (Bắc Ninh) nơi mình sinh ra, lúc khác ông ra Hà Nôi hoặc lại lang thang ở một vùng quê nào đó xứ Kinh Bắc.

Hiếm có người nào chịu vất vả như ông, hiếm có người nào mê và hiểu văn hóa Kinh bắc như ông. Để có được vốn văn hóa dân gian Kinh Bắc, ông Thịnh phải mất nhiều năm đi sâu, đi sát vào thực tế, sống với dân, ăn ở với dân và nghiền ngẫm, để rồi chưng cất thành những trang sách, làm tư liệu quý cho cuộc đời. Tuy đã hơn 70 tuổi vẫn dùng xe đạp, tự đạp về những vùng quê xa xôi để nghiên cứu.

Ông Trần Quốc Thịnh sinh năm 1936 tại làng Thất Gian, xã Châu Phong, huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Bản thân cái tên làng của ông, gắn với văn hóa Kinh bắc, với kho truyện tiếu lâm Kinh bắc cũng có nhiều giai thoại. Bản thân ông coi cả vùng Kinh bắc là quê hương, vì thế đụng đến vùng đất nào ông cũng rất thuộc. Không chỉ thuộc đường, ông còn thuộc cả những sinh hoạt văn hóa, những lối sống của họ.

Trước đây, ông Thịnh thường chỉ dùng một chiếc xe đạp và rong ruổi khắp làng xa, xóm gần. Nay, ông dùng cùng một lúc 4 chiếc, một ông để ở Hà Nội, một ở thành phố Bắc Giang, một ở thành phố Bắc Ninh và một ở làng Thất Gian huyện Quế Võ. Ông bảo như thế tiện hơn, bởi bây giờ không còn trẻ khỏe như trước, nếu cần phải đi ở khu vực nào, ông sẽ đi xe buýt đến khu vực đó và lấy xe đạp để rong ruổi, rất tiện lợi.

Kết quả mà ông có được là 21 đầu sách đã in và gần chục đầu sách đã có giấy phép nằm ở trong các nhà xuất bản, trong đó có nhiều cuốn dày 6 đến 7 trăm trang. Có cuốn dày 2000 trang. Trong số sách đó, có nhiều cuốn ông Thịnh viết về văn hóa trào tiếu của người Kinh  Bắc. 14 làng cười đất Kinh bắc đủ cho ông có cả kho truyện trào tiếu dân gian đa dạng và quý báu, trong đó có chuyện nói khoác, nói tức.

Sự đa dạng các làng cười không chỉ thể hiện truyền thống văn hóa đất Kinh Bắc, mà còn thể hiện tinh thần lạc quan, bài trừ thói xấu của người dân trước cuộc sống khó khăn, khắc nghiệt và sự hoành hành của cái xấu. Việc sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, gìn giữ những kho truyện cười, in ấn thành sách với ông Thịnh ngoài niềm vui của một người say nghề, còn gắn với những nỗi lo khác. Ông sợ rằng, trước thời buổi kinh tế thị trường, sẽ có nhiều người quên đi kho tàng truyện dân gian của quê hương.

Người say truyện tiếu lâm

Khi mới học hết lớp 5 ông Thịnh công tác ở Phòng Văn hóa huyện Quế Võ (tỉnh Hà Bắc cũ). Ông quản lý một đoàn nghệ thuật không chuyên đi diễn lưu động, rồi làm phụ trách chống mê tín dị đoan. Sau đó, ông còn đi đội đá thuê thời giảm biên chế, học bổ túc văn hóa ban đêm hết phổ thông. Năm 40 tuổi, ông phải khai thụt 5 tuổi để đi học Đại học đại học Tổng hợp văn (khóa 1976-1980), vì đang có phong trào đại học hóa đội ngũ cán bộ tỉnh.

Anh Trần Quốc Khải, con cả ông từ chiến trường về cũng đi học sau ông một khóa. Sau đó, anh Khải lấy vợ cùng lớp, thế là trong gia đình, 3 người tốt nghiệp cùng một trường. Ông Thịnh kể: “Vào Đại học, tôi bắt đầu chú tâm nghiên cứu làng cười của xứ Kinh Bắc. Bấy giờ, người ta bảo, tiếu lâm là truyện chống lại thế lực cầm quyền; dưới chế độ tốt đẹp của ta, không còn truyện “tiếu lâm” nữa. Tớ vẫn quyết tâm nghiên cứu vì cho rằng thời nào cũng có chuyện tiếu lâm. “Tiếu lâm” nghĩa là rừng cười, kháng chiến có chuyện kháng chiến, hòa bình có chuyện tiếu lâm thời hòa bình. Ngày nay tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội”.

Tốt nghiệp ra trường, ông Thịnh về lại cơ quan cũ và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm truyện tiếu lâm dân gian ở quê hương. Không biết bao nhiêu đôi lốp xe đã mòn vẹt vì rong ruổi cùng người nghiên cứu văn hóa. Cũng không ít chiếc xe đạp đã “tàn đời” vì cõng trên mình một người nhiệt huyết. Vậy mà người ấy, cho đến giờ vẫn dẻo dai, khỏe mạnh và không hề thuyên giảm nhiệt huyết.

Ông Thịnh chia sẻ: “Anh bảo, có xứ nào nhiều làng cười như xứ Kinh bắc chúng tôi không? Cả Việt Nam, chỉ Quảng Trị có làng nói Trạng Vĩnh Hoàng, làng cười Văn Lang ở Phú Thọ, còn lại tất 14 làng cười nằm trọn ở xứ Kinh bắc hết! Tôi cứ đi miên man, đến làng nọ người ta lại giới thiệu tới làng kia, cứ như thế mà thành kho tàng truỵên tiếu lâm đặc sắc”.

Năm 1988, ông Thịnh cho xuất bản cuốn “Truyện làng cười xứ Bắc - 14 làng cười truyền thống” (Sở Văn hoá Thông tin Hà Bắc xuất bản) và đã gây được thiện cảm với nhiều làng cười. Sau đó, hễ nhớ được những truyện mới là không ít làng nhắn ông về viết để giữ lại. Ông là người gắn bó với những làng cười, nên hiểu cặn kẽ họ như lòng bàn tay, và theo ông mỗi làng lại có một sự độc đáo riêng, cái hay riêng.

Ví như nghệ thuật nói tức của cười Nội Hoàng rất từ từ, bà con cứ sống. Còn ở Đông Loan, bà con la cà, trà dư tửu hậu, phát triển nói tức rất cập nhật. Theo nhà nghiên cứu Trần Quốc Thịnh, người dân có thể nói khoác, nói tức để chọc cười bất kể lúc nào và, không phải chỉ nói với người, đôi khi người ta nói với cả loài vật và cách nói đó cũng là nghệ thuật.

Hiện nay ông Thịnh đang chú tâm vào phục hồi chèo cổ truyền thống Việt Nam, để đề nghị Unesco công nhận, lấy chèo chiếng Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên) làm chuẩn. Sau khi tôi chào ông ra về, có thể ông sẽ lại ngồi lên xe đạp, rong ruổi về một vùng quê nào đó, rất thanh thản và lạc quan. Như thế cũng là một kiểu sống, một kiểu làm việc và đâu có ít ý nghĩa. Đôi lúc tôi nghĩ, ông sẽ không bao giờ biết buồn, bởi trong ông có cả một kho cười!

Dương Khánh Thảo

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.