Ông Gaddafi đã chạy trốn như thế nào?

Sau 42 nắm quyền lực tuyệt đối ở Libya, Đại tá Muammar Gaddaif, cố Tổng thống Libya bị phế truất, đã trải qua những ngày cuối cùng của đời mình trong sự bất chấp và ảo tưởng, sống sót qua ngày bằng gạo và mì ống mà các vệ sĩ trung thành lấy được từ những ngôi nhà bỏ hoang của dân ở thành phố Sirte.

Sau 42 nắm quyền lực tuyệt đối ở Libya, Đại tá Muammar Gaddaif, cố Tổng thống Libya bị phế truất, đã trải qua những ngày cuối cùng của đời mình trong sự bất chấp và ảo tưởng, sống sót qua ngày bằng gạo và mì ống mà các vệ sĩ trung thành lấy được từ những ngôi nhà bỏ hoang của dân ở thành phố Sirte.

Ông Gaddafi.
Ông Gaddafi.
Theo một quan chức an ninh cao cấp trong chính quyền Libya cũ, ông Mansour Dhao Ibrahim, khi bị lực lượng của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) bao vây trong nhiều tuần, Đại tá Gaddafi đã trở nên thiếu kiên nhẫn với cuộc sống trốn chạy ở thành phố Sirte. Cứ vài ngày ông lại thay đổi chỗ ở. Gaddafi đã than thở: “Tại sao không có điện? Tại sao không có nước?”.

Theo ông Dhao, người đã trung thành ở bên cạnh Đại tá Gaddafi trong suốt thời gian chạy trốn, cho biết ông và các trợ lý khác đã nhiều lần khuyên Đại tá rời bỏ quyền lực hoặc quốc gia, nhưng vị đại tá và một trong những người con của ông là Mutassim không đếm xỉa gì đến những lời khuyên này.

Thậm chí, Gaddafi còn nói: “Đây là đất nước của tôi. Tôi đã từ bỏ quyền lực từ năm 1977” và thường xuyên nhắc lại rằng quyền lực thực sự đã nằm trong tay người dân Libya. Sau đó, đội ngũ trợ lý vẫn tiếp tục thuyết phục thì Gaddafi dường như cũng cởi mở với ý tưởng rời bỏ quyền lực hơn so với con trai của mình.

Ngoài ra, các trợ lý của Gaddafi cũng nhiều lần cố gắng thuyết phục nhà cựu lãnh đạo này là những người làm nên cuộc đổi thay không phải là “lũ chuột” hay “lính đánh thuê” như ông từng nói, mà là những người bình thường. “Ông ta cũng biết rằng đó là những người Libya phẫn nộ”, Dhao nói. Cũng đã có lần, vị đại tá tỏ ra hối tiếc, nhưng rồi ông lại giải thích việc không ra đầu hàng hoặc chạy trốn là vì “nghĩa vụ đạo đức phải ở lại”. 

Dân Libya trong ngày NTC tuyên bố giải phóng hoàn toàn đất nước 23/10. Ảnh: AFP
Dân Libya trong ngày NTC tuyên bố giải phóng hoàn toàn đất nước 23/10. Ảnh: AFP

Một số người ủng hộ Gaddafi cho rằng ông như một kẻ hiếu chiến sẵn sàng chiến đấu đến cùng, nhưng thực tế thì ông không tham gia vào trận giao tranh nào. Thay vào đó ông thích đọc và thực hiện các cuộc gọi bằng điện thoại vệ tinh hơn.

Cũng theo Dhao, Đại tá Gaddafi đã chạy tới Sirte hôm 21/8, ngày mà Tripoli thất thủ, trên một đoàn xe nhỏ đi qua các pháo đài trung thành Tarhuna và Bani Walid. Quyết định tới ẩn náu tại Sirte do Mutassim đưa ra vì con trai của Gaddafi cho rằng từ lâu nơi đây đã là thành trì quan trọng ủng hộ Gaddafi. Cùng đi với Gaddafi có 10 người, trong đó có các trợ lý thân cận và các vệ sĩ. Mutassim, người chỉ huy các lực lượng trung thành với Gaddafi, đã đi sang hướng khác vì lo ngại chiếc điện thoại vệ tinh của cha mình đang bị theo dõi.

Ngoài chiếc điện thoại mà Gaddafi thường sử dụng để phát đi các tuyên bố cho đài truyền hình Syria, ông cắt đứt hoàn toàn khỏi thế giới. Gaddafi không dùng máy tính trong mọi trường hợp và hiếm khi sử dụng điện, mà dành thời gian để đọc kinh Koran.

Trong nhiều tuần, lực lượng nổi dậy đã bắn vũ khí hạng nặng khắp nơi trong thành phố Sirte. Có lần, một quả rốc-két hay súng cối đã rơi trúng một trong những ngôi nhà mà vị đại tá trú ẩn, khiến 3 vệ sĩ của ông bị thương. Một đầu bếp đi cùng cũng bị thương nên tất cả mọi người đã phải vào bếp, ông Dhao cho biết.

Khoảng hai tuần trước đây, vì lực lượng nổi dậy đã tràn vào trung tâm thành phố, vị đại tá và các con trai của ông này đã bị mắc kẹt trong hai ngôi nhà tại khu dân cư được gọi là Quận 2. Họ bị bao vây bởi hàng trăm người, bị bắn bởi súng máy hạng nặng, rốc-két và súng cối. Lúc này, quyết định duy nhất là cho dù sống hay chết thì cũng phải rời khỏi đây, nên Gaddafi quyết định đã đến lúc phải chạy và lên kế hoạch trốn vào một ngôi nhà gần đó, nơi ông đã sinh ra. 

Tới ngày 20/10, một đoàn gồm hơn 40 chiếc xe đã được chuẩn bị để rời khỏi nơi trú ẩn của Gaddafi vào khoảng 3h sáng, nhưng kế hoạch đã bị đảo lộn bởi một số nhân vật trung thành đã trì hoãn thời điểm xuất phát đến 8h sáng. Trong một chiếc Land Cruiser, Đại tá Gaddafi ngồi cùng với giám đốc an ninh, một người họ hàng, anh tài xế và Dhao. Vị đại tá đã không nói một lời nào trong suốt quãng đường đi.

Nhưng sau đó khoảng nửa tiếng đồng hồ, máy bay chiến đấu của NATO và lực lượng NTC đã phát hiện ra đoàn xe và tấn công. Dù đã trúng đạn, ông Dhao vẫn cố gắng cùng Đại tá Gaddafi và những người khác chạy tới một trang trại, rồi một con đường lớn để hướng tới những cống thoát nước. Tuy nhiên, sau đó ông Dhao đã không hay biết gì vì trúng đạn một lần nữa và bất tỉnh. Khi tỉnh lại thì ông thấy mình đang nằm trong bệnh viện. “Tôi xin lỗi vì tất cả những gì đã xảy ra với Libya”, ông Dhao nói, “từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc”.

Phúc Lợi (theo New York Times)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.