Ôn thi tốt nghiệp THPT: ’Cày’ cả ngày lẫn đêm

Vì mục tiêu đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất có thể, nhiều THPT tại Hà Nội và TP HCM đang chạy đua với thời gian, tổ chức ôn luyện kiến thức cho học sinh lớp 12 cả ngày lẫn đêm.

Vì mục tiêu đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất có thể, nhiều THPT tại Hà Nội và TP HCM đang chạy đua với thời gian, tổ chức ôn luyện kiến thức cho học sinh lớp 12 cả ngày lẫn đêm.

hoconthiTN295
Học sinh lớp 12 THPT Hưng Đạo phải ôn tập đến 1-2h. Ảnh: Minh Luân
Ghi nhận của phóng viên năm nay, các môn thi tốt nghiệp rơi vào sử, địa là nỗi “ám ảnh” đối với nhiều học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, dù cố gắng, nhiều học sinh vẫn học môn này theo kiểu đối phó.

 “Khổ luyện” đến 1h

Theo ghi nhận, nhiều THPT trên địa bàn TP HCM, nhất là các trường dân lập, tư thục đang vào giai đoạn nước rút ôn tập. Vì thế, chuyện những học sinh lớp 12 phải “khổ luyện” đến 21- 22h đêm đang trở nên hết sức bình thường. Điển hình, tại Trường THPT dận lập Nguyễn Khuyến (cơ sở 2, 132 Cộng Hoà, P4, quậnTân Bình), 300 học sinh lớp 12 ngày nào cũng phải “nhồi nhét” kiến kiến thức đến tận 22h mới được đi ngủ. Lịch ôn thi căng thẳng như thế này sẽ kéo dài cho đến sát ngày thi. Trong nhiều năm qua, trường này vẫn với “phương án” trên nhằm giữ tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%.

Trong khi những trường “top trên” đặt mục tiêu cố gắng giữ vững thành thích, các trường “top” dưới cũng chạy theo lịch ôn dày đặc với hy vọng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao hơn năm ngoái. Điển hình như THPT dân lập Hưng Đạo, năm ngoái tỷ lệ đỗ THPT chỉ đạt 34%. Để “cải thiện” tình hình, BGH nhà trường đã cho các học sinh yếu kém ôn tập đến tận 1 – 2h. Thậm chí, có học sinh còn phải ngủ lại trường để sáng sớm ôn tập tiếp. Bà Nguyễn Bình Minh, Hiệu phó THPT tư thục Hồng Đức (Tân Phú) cũng cho biết, trường vẫn đang tổ chức ôn đêm cho hơn 300 học sinh nội trú.

Co giò “chạy” sử, địa

Trong khi đó, việc bắt tay vào ôn tập môn sử, địa trước 1 tuần bước vào kỳ thi là “chiến lược” ôn thi của nhiều học sinh khối tự nhiên. Mang sữa lên phòng để bồi dưỡng cho cậu quý tử tên Hoàng đang ôn thi tốt nghiệp THPT, chị Nguyễn Thị Hạnh (Gia Lâm, Hà Nội) “choáng” khi thấy con trai dán chi chít các tờ giấy A4 khắp phòng, trên đó ghi đầy các sự kiện lịch sử, đặc điểm địa lý vùng miền. Chị càng “sốc” hơn khi Hoàng chia sẻ sự chăm chỉ đột xuất này là do cậu chưa học được chút gì về hai môn này trong khi kỳ thi đã gần kề. Vì thế, Hoàng “hạ quyết tâm” tối nào cũng thức đến 3- 4h để “gạo” bài.

Những trường hợp như Hoàng không hiếm gặp, nhất là đối với những học sinh chọn thi đại học khối A, B, D. Tâm lý phổ biến của các học sinh là đối với các môn sử, đại, chỉ cần cố gắng đạt điểm 5, hoặc cùng lắm là không để bị điểm liệt.

“Học sinh đang lơ là với các môn sử, địa” cũng là bức xúc của bà Đoàn Đức Hạnh, Hiệu phó THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội). “Giờ học buổi sáng có nhiều em thường xuyên đi muộn. Trường tổ chức dạy tăng cường sử, địa vào buổi chiều, nhưng rất nhiều em bỏ. Kết quả kiểm tra gần đây cũng cho thấy có tới 40% học sinh không đạt yêu cầu hai môn này. Trường rất lo lắng về kết quả thi tốt nghiệp năm nay sẽ thấp”, bà Hạnh chia sẻ.

Hiệu trưởng THPT Đinh Tiên Hoàng Nguyễn Tùng Lâm cũng không giấu được sự lo lắng vì những ngày này đang vào giai đoạn nước rút cuối cùng, nhưng có bộ phận học sinh lại tỏ ra chán nản, buông xuôi, nhất là những học sinh yếu kém. “Các môn sử, địa dung lượng kiến thức lớn trong khi thời gian không còn nhiều nên thay vì học tràn lan, cố găng nhồi nhét các mốc ngày tháng, các em nên cố gắng học các ý chính, nắm các sự kiện cơ bản”, thầy Lâm đưa ra lời khuyên.
Việc ôn tập nhồi nhét ngày đêm được các chuyên gia giáo dục cho là phản sư phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm sinh lý của các em. TS Mai Ngọc Luông, Phó chủ tịch Hội khoa học - tâm lý TP.HCM nói: “Xét ở khía cạnh tâm lý, nếu học nhồi nhét như thế học sinh sẽ tiếp thu kém. Đây là một việc làm hình thức, phản tác dụng. học sinh học cần phải thẩm thấu dần thì mới đạt hiệu quả chứ dồn ép như “học khổ sai” thì rất nguy. Còn TS Trương Công Thanh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục phổ thông (Viện Nghiên cứu giáo dục) thì khẳng định, việc làm này là sai về mọi phương diện.
Theo Đất việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.