Ổn định thuế phí giúp giảm áp lực cho doanh nghiệp và người dân

Ổn định thuế phí giúp giảm áp lực cho doanh nghiệp và người dân
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang chịu áp lực lớn từ giá hàng hóa, dịch vụ gia tăng. Các chuyên gia khuyến cáo trước mắt nên ổn định, thậm chí giảm thuế phí để chia sẻ gánh nặng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng trong nước.

Thận trọng với rủi ro lạm phát

Trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 5 phục hồi mạnh mẽ với mức tăng 22,6% so cùng kỳ năm trước.

Sự tăng trưởng này nhờ tiêu dùng trong nước sôi động và sự quay trở lại của du khách quốc tế sau khi Chính phủ mở cửa biên giới vào cuối tháng 3 vừa qua. Khoảng 173.000 lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5, cao hơn khoảng 70% so với tháng 4 và là con số cao nhất kể từ tháng 4-2020, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức tăng trước đại dịch.

Đáng chú ý, doanh thu dịch vụ tiêu dùng bật tăng mạnh mẽ trong tháng 5 với tốc độ lần lượt 41% và 18,3% so cùng kỳ năm trước nhờ dịch vụ lưu trú và ăn uống bùng nổ. Doanh thu dịch vụ lữ hành cũng tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, tuy vẫn thấp hơn 60% so với mức trước đại dịch.

Ở góc độ tín dụng, ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết tín dụng tăng đều tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là những ngành bị ảnh COVID - 19. “Tính 5 tháng đầu năm, tín dụng ngân hàng tăng trưởng ở các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải thậm chí còn lên tới 8,25%, cao hơn mức tăng chung của cả nước là 8,04% so với cuối năm 2021. Dòng vốn đã được định hướng vào những lĩnh vực ưu tiên để đảm bảo khôi phục sản xuất kinh doanh và nền kinh tế” - ông Tú nói.

Mặc dù vậy, Ngân hàng Thế giới khuyến cáo Chính phủ Việt Nam vẫn cần thận trọng với rủi ro lạm phát liên quan đến xu hướng giá nhiên liệu và hàng hóa nhập khẩu tiếp tục tăng lên, có thể cản trở quá trình phục hồi tổng cầu trong nước đang diễn ra.

Trong Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm nay, Tổng cục Thống kê nhận định doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, tính chung 5 tháng đầu năm nay, cả nước có 98.600 doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 71.800 doanh nghiệp, tăng 20%, bình quân một tháng có 14.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Cần giảm thuế phí chứ không nên tăng

Theo các chuyên gia, giá xăng dầu tăng cao nhất từ trước tới nay, như xăng RON 95V vượt 32.500 đồng/ lít, dầu diezel chạm ngảnh 30.000 đồng/ lít, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của người dân. Ngoài giá xăng dầu, giá một loạt các nguyên liệu đầu vào sản xuất cũng tăng cao do tác động của chiến sự giữa Nga - Ukraine.

Trao đổi với Tuổi trẻ Online, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên trường đại học Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội nhận định đến lúc này, cần giảm thuế phí một số mặt hàng, dịch vụ để đảm bảo thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi nền kinh tế như mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú, Giảng viên trường đại học Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội nhận định đến lúc này, cần giảm thuế phí một số mặt hàng, dịch vụ

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú, Giảng viên trường đại học Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội nhận định đến lúc này, cần giảm thuế phí một số mặt hàng, dịch vụ

Năm nào tổng thu ngân sách năm nào cũng tăng trưởng 2 con số, như năm ngoái, dù COVID-19 khiến doanh nghiệp kiệt quệ, đời sống người dân khó khăn do phải giãn cách xã hội nhưng số thu vẫn tăng 16% với hơn 60.000 tỉ đồng. Điều này cho thấy gánh nặng thuế, phí vẫn áp lực rất lớn cho người dân và doanh nghiệp. Những ngành du lịch, vận tải, lưu trú, nhà hàng… bị thiệt hại nặng nề do đại dịch suốt 2 năm qua và đến nay vẫn chưa thể phục hồi.

“Trước mắt, để chia sẻ khó khăn với người dân, liên bộ Tài chính - Công thương sớm trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng để hạ nhiệt giá mặt hàng này và kìm cương mức tăng của lạm phát.

Còn đối với mặt hàng khác, trước mắt chỉ nên ổn định thuế, phí và lệ phí, thậm chí xem xét giảm thuế chứ không tăng. Bởi việc tăng thuế sẽ được cộng vào giá bán hàng hóa và người chịu thiệt hại, phải trả thuế và phí, lệ phí là người tiêu dùng. Điều này đi ngược với chủ trương kích cầu tiêu dùng, phục hồi kinh tế của Quốc hội và Chính phủ ” - ông Tú khuyến nghị.

Mặt khác, theo ông Tú, nhà nước cần có giải pháp để quản lý để đảm bảo công bằng với các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Như rượu, bia chẳng hạn, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt do không khuyến khích sản xuất và tiêu dùng quá mức là phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng hiện nay, 60-70% lượng rượu tiêu thụ trong nước là sản xuất thủ công, nhà nước không quản lý được. Nên nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia vô hình trung khiến các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng chịu thiệt hại.

Liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, Quyết định 508 về Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 vừa được Chính phủ ban hành có nêu xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế.

Về nội dung này, ông Tú cũng khuyến cáo trước mắt, ít nhất trong 2 năm tới, chưa nên xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia. Vì nếu tăng thuế này sẽ gây khó khăn hơn cho không chỉ doanh nghiệp sản xuất rượu bia mà cả những nhà hàng, khách sạn, đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống khi kinh doanh những mặt hàng này và người chịu thiệt hại là người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.