Tác động lớn từ những khoản vay vi mô

 128 triệu hộ gia đình nghèo nhất thế giới đã nhận được khoản vay vi mô năm 2009 – cao nhất từ trước đến nay, tác động sâu sắc tới cuộc sống của khoảng 641 triệu người. Việt Nam là một ví dụ về tính hiệu quả của những khoản vay này.

128 triệu hộ gia đình nghèo nhất thế giới đã nhận được khoản vay vi mô năm 2009 – cao nhất từ trước đến nay, tác động sâu sắc tới cuộc sống của khoảng 641 triệu người. Việt Nam là một ví dụ về tính hiệu quả của những khoản vay này.

Làm thủ tục vay vốn NHCSXH tại điểm giao dịch xã Đồng Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ. Ảnh: Trần Việt
Làm thủ tục vay vốn NHCSXH tại điểm giao dịch xã Đồng Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ. Ảnh: Trần Việt
Đầu tư cho phụ nữ là khoản đầu tư đúng đắn

Theo tính toán của Hội nghị Thượng đỉnh vi mô tại Washington DC (Hoa Kỳ) mới đây,  hơn 128 triệu hộ gia đình nghèo nhất thế giới nhận được khoản vay vi mô năm 2009 – cao nhất từ trước đến nay. Giả sử mỗi gia đình trung bình có 5 người, có nghĩa là 128 triệu khoản vay cho khách hàng nghèo nhất này tạo ảnh hưởng đến khoảng 641 triệu thành viên trong gia đình họ (đông hơn dân số của cả Liên minh Châu Âu và Nga cộng lại). Các khoản vay vi mô được sử dụng để giúp những người nghèo khởi nghiệp hoặc mở rộng các hoạt động kinh doanh nhỏ như bán nguyên vật liệu, sản xuất thủ công mỹ nghệ, và cung cấp dịch vụ điện thoại đến những vùng hẻo lánh. 

Tín dụng vi mô đã giúp hàng triệu phụ nữ và gia đình họ thoát nghèo rất hiệu quả. Đại sứ Hoa Kỳ về các vấn đề phụ nữ toàn cầu Melanne Verveer đã bày tỏ vui mừng khi biết rằng, hơn 81% người nghèo, tức khà khoảng hơn 100 triệu người, nhận được khoản vay vi mô là phụ nữ. “Đầu tư cho phụ nữ vay là một trong những lựa chọn thông minh nhất của ngành tài chính vi mô. Phụ nữ không chỉ cho chúng ta thấy thành công của họ trong sản xuất kinh doanh mà họ còn luôn đảm bảo tỷ lệ trả nợ cao đồng thời chú trọng tái đầu tư vào gia đình và cộng đồng của họ” - bà nói. 

Trong vòng 12 năm kể từ ngày bắt đầu hoạt động, số gia đình rất nghèo nhận được khoản vay vi mô đã tăng lên hơn 16 lần, từ 7,6 triệu năm 1997 lên 128 triệu năm 2009. “Cùng với sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của tài chính vi mô, cần phải có những tiêu chuẩn khách quan và có chứng nhận để thế giới bên ngoài hiểu được các tiêu chuẩn đó là mục tiêu của những tổ chức tài chính vi mô hoạt động với cam kết giảm nghèo và những tổ chức nào đã đạt được những mục tiêu này”, ông Chuck Waterfield, người sáng lập ra Transparency Microfinance nói. “Những nỗ lực như việc phát triển con dấu công nhận tổ chức xuất sắc với sự nghiệp phục vụ người nghèo và chuyển đổi tài chính vi mô là cần thiết - và cần ngay bây giờ”. 

Chính vì thế, Hội nghị Thượng đỉnh tín dụng vi mô năm 2011 cũng đã công bố  việc phát triển con dấu công nhận tổ chức xuất sắc trong sự nghiệp phục vụ người nghèo và chuyển đổi tài chính vi mô.

Không chỉ là tín dụng nhỏ cho sản xuất kinh doanh…

Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu ở 2 tổ chức tài chính vi mô Compartamos ở Mexico và SKS ở Ấn Độ đã dẫn đến cuộc tranh luận. Những người ủng hộ động thái này cho rằng tài chính thương mại là một nguồn huy động vốn quan trọng trong lĩnh vực này. Trong khi đó, các nhà phê bình lo rằng việc các nhà đầu tư thu lợi nhuận từ ngành công nghiệp vốn được tạo ra để phục vụ người nghèo sẽ làm xói mòn nhận thức, mục đích và tính toàn vẹn của ngành tài chính vi mô.

Hội nghị thượng đỉnh tín dụng vi mô là dự án của Quỹ giáo dục RESULTS, một tổ chức vận động của Mỹ cam kết kêu gọi quyết tâm loại bỏ nghèo đói. Chiến dịch này được bắt đầu từ năm 1997 và đến năm 2007 chiến dịch đã vượt mục tiêu ban đầu là tiếp cận 100 triệu gia đình nghèo nhất để cấp tín dụng cho tự doanh và các dịch vụ tài chính và kinh doanh khác. Hội nghị thượng đỉnh tín dụng vi mô toàn cầu tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày 14 – 17/11/2011 tại Valladolid, Tây Ban Nha.
Ông Vikram Akula, người sáng lập của SKS, lập luận rằng: “Đứng từ quan điểm của khách hàng, họ không quan trọng việc các nhà đầu tư kiếm lợi nhuận cao hay thấp. Điều quan trọng với họ là, họ có nhận được khoản vay đúng hạn không, họ có thể tạo ra thu nhập không, và họ có thể giúp gia đình họ thoát khỏi nghèo đói không?”. Nhưng David Porteous, Chủ tịch Bankable Frontiers lo lắng về hậu quả lâu dài của việc mở rộng ra công chúng, chẳng hạn như trường hợp lạm thu hoặc nhà đầu tư giàu lên bằng cách cấp khoản vay cho người nghèo. 

Ngài Fazle Abed, sáng lập viên của BRAC ở Bangladesh, người được Nữ hoàng Elizabeth phong hiệp sĩ năm ngoái vì những cống hiến cho công cuộc giảm nghèo, cho rằng: “Có rất nhiều tham vọng tiếp cận tài chính vi mô. Nhiều người muốn kiếm được nhiều tiền, và điều đó làm tôi lo lắng. Mặc dù tôi hiểu được lý do – khi lợi tức đầu tư cao, nhiều tiền sẽ chảy vào ngành này, nhưng mọi người không nên lạm dụng để kiếm tiền trên sự nghèo đói”. Ông cũng nhấn mạnh rằng ngành này cần phải giải quyết vấn đề nợ nần chồng chất của một vài phân đoạn khách hàng nhưng đồng thời không được đánh mất sự tập trung phát triển đi lên.

Người đoạt giải Nobel hòa bình và người đồng sáng lập Hội nghị Thượng đỉnh tín dụng vi mô, Giáo sư Muhammad Yunus hy vọng rằng các tổ chức tài chính vi mô sẽ vẫn cam kết sứ mệnh của họ là giúp người nghèo bằng cách cho vay lãi suất thấp, và những đạo luật phù hợp sẽ được áp dụng cho các tổ chức tài chính vi mô để các tổ chức này có thể huy động tiền gửi địa phương và dùng tiền huy động cho vay thay vì phải tìm kiếm nguồn vốn cho vay từ các nhà đầu tư thương mại.

“Điều quan trọng là tài chính vi mô bao hàm nghĩa rất rộng chứ không chỉ là tín dụng nhỏ cho sản xuất kinh doanh”, ông Larry Reed, tác giả của báo cáo và là cựu Giám đốc điều hành của Mạng lưới cơ hội quốc tế, khẳng định.

Việt Nam – ví dụ tiêu biểu

Ngân hàng Chính sách xã hội ở Việt Nam (NHCSXH) là một ví dụ, từ khi được chính phủ thành lập năm 2003, sau 6 năm hoạt động, ngân hàng đã nổi lên là một trong những tổ chức tài chính vi mô lớn nhất thế giới. Các chương trình tín dụng cho người nghèo của NHCSXH rất đa dạng, không chỉ bó hẹp trong việc cho vay sản xuất kinh doanh mà còn chú trọng đến hỗ trợ cuộc sống của người nghèo một cách toàn diện từ cho vay mua nhà trả chậm, cho vay xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh để bảo đảm sức khỏe, đến cho vay con em người nghèo đi học, đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài.

Tính đến năm 2009, tổng dư nợ của ngân hàng đạt 72,660 tỷ VND, với tổng số khách hàng lên đến gần 7 triệu hộ. Cũng trong năm này, NHCSXH đã phát triển dịch vụ huy động tiết kiệm vi mô từ các khách hàng theo phương thức tiết kiệm tự nguyện nhỏ, quản lý theo tổ nhóm, và đến cuối năm, trên 50% số tổ tiết kiệm vay vốn của ngân hàng đã có tài khoản tiết kiệm, tương ứng với khoảng 3 triệu hộ khách hàng. Con số này vẫn đang tiếp tục tăng nhanh chóng do khách hàng của ngân hàng rất hưởng ứng dịch vụ tiết kiệm nhỏ vốn chưa từng được giới thiệu chính thức ở Việt Nam.

Cùng với những nỗ lực của NHCSXH trong xóa đói giảm nghèo, đến năm 2010 Việt Nam đã nổi lên trong các nước đang phát triển, trở thành một nước có thu nhập trung bình sau khi giảm được 50% số người nghèo theo mục tiêu đề ra. Có thể nói tài chính vi mô là một công cụ rất hữu hiệu để thay đổi cuộc sống của những người nghèo nhất, thậm chí là thay đổi số phận của họ.

Phan Cử Nhân

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.