Lợi nhuận siêu lớn từ nhà siêu mỏng

Phần lớn nhà “siêu mỏng”, “siêu méo” đều xuất hiện sau khi giải phóng mặt bằng (GPMB). Tình trạng này có thể tồn tại một phần là do sau khi mở đường, giá đất khu vực vừa GPMB đó tăng cao hàng chục, thậm chí vài chục lần, nên người dân cố tình không chấp hành pháp luật.

Chuyện xử lý nhà “siêu mỏng”, “siêu méo” được Hà Nội để lên bàn nghị sự từ lâu, nhưng đến nay, chỉ mới có 2 trường hợp bị cưỡng chế dỡ bỏ trong tổng số 172 trường hợp.

3 lần cưỡng chế không xong

Một câu chuyện được đại diện các quận, huyện của TP Hà Nội trong buổi làm việc về vấn đề này kể lại, như là ví dụ về tình trạng bất thường tồn tại ở những công trình bất thường này. Đó là, người có quyền sử dụng khu đất siêu mỏng ở “con đường đắt nhất thế giới”, đường Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) đã đòi giá 1 tỷ đồng/m2 khi các nhà phía trong đòi mua. Đó là giá cả của 3 năm về trước, và khu đất này có chiều sâu chỉ khoảng 50 cm.

Phần lớn nhà “siêu mỏng”, “siêu méo” đều xuất hiện sau khi giải phóng mặt bằng (GPMB). Khi làm dự án, cơ quan có trách nhiệm GPMB chỉ quan tâm giải quyết phần diện tích liên quan, mà không quan tâm đến phần ngoài chỉ giới nên dẫn đến tình trạng tồn tại nhà hoặc thửa đất “siêu mỏng, siêu méo” không đủ điều kiện xây dựng. Tình trạng này có thể tồn tại một phần là sau khi mở đường, giá đất khu vực vừa GPMB đó tăng cao hàng chục, thậm chí vài chục lần, nên người dân cố tình không chấp hành pháp luật. Ví như, khu vực cầu Vĩnh Tuy sau khi GPMB có 4 trường hợp đất trống không đủ điều kiện xây dựng, chính quyền phải cưỡng chế vi phạm tới 3 lần, nhưng cưỡng chế xong, người dân lại tìm cách xây. Khi GPMB, các hộ dân chủ các khu đất này xin thỏa thuận hợp khối, nhưng GPMB xong giá đất tăng cao, các hộ quay ra ép giá nhau nên việc hợp khối không thành.

Theo Phó Trưởng ban GPMB TP Trịnh Hòa Bình, các quy định hiện nay rất rõ ràng, thửa đất nào không đủ điều kiện xây dựng, nếu các hộ dân không tự hợp khối, đều phải thu hồi.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Phí Thái Bình yêu cầu các quận, huyện rà soát, thống kê, đánh giá tồn tại liên quan đến vấn đề nhà siêu mỏng, siêu méo, bao gồm cả công trình lẫn quỹ đất có diện tích không đủ điều kiện xây dựng.

Sau khi rà soát, thống kê, UBND quận, huyện lên phương án GPMB các công trình, phần đất này, theo hướng phân loại công trình trước năm 2005 và sau năm 2005, có phương án vận động nhân dân đồng thuận, chấp hành chủ trương của TP và phương án xử lý sau GPMB.

Nhiều quận, huyện cho rằng, nếu TP đồng ý chủ trương cho thu hồi các diện tích đất, nhà có kích thước hình học không phù hợp, các quận, huyện sẽ xử lý dứt điểm được nạn nhà “siêu mỏng, siêu méo”.

Hạ quyết tâm nhưng phải tính kỹ

Tuy vậy, từ thực tiễn quản lý cơ sở, lãnh đạo các quận huyện cũng nhìn thấy nguy cơ nhãn tiền khi giải quyết tình trạng này. Ông Nguyễn Thế Công, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình, cho rằng, phải có cơ sở pháp lý vững chắc để thu hồi đất ngoài chỉ giới mở đường, nếu không có thể sẽ phát sinh khiếu kiện gay gắt.

“Cũng phải tính toán được phương án tái định cư khi thu hồi đất, bởi diện tích đất còn lại rất ít, có khi chỉ vài mét vuông, số tiền bồi thường không đủ mua nhà tái định cư. Việc này phải tính kỹ, vì không có chỗ ở mới thì không thể GPMB được...”, ông Công nói.

Sử dụng diện tích đất sau khi thu hồi thế nào cũng là vấn đề không đơn giản. Làm ki ốt bán hàng, vườn hoa, tiểu cảnh không khả thi bởi diện tích đất quá nhỏ. Tổ chức đấu giá hay bán lại cho hộ phía trong thì dễ nảy sinh khiếu kiện. “Đúng là chịu, không biết dùng vào việc gì. Cứ nói là sử dụng theo quy hoạch nhưng đã có tuyến phố nào có quy hoạch kiến trúc hai bên đâu”, ông Nguyễn Kim Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, bày tỏ.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Phí Thái Bình khẳng định quyết tâm của TP khi yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội xây dựng dự thảo văn bản chỉ đạo giải quyết nhà siêu mỏng, siêu méo trình UBND TP ban hành trước ngày 10/1/2011, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội hoàn thành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc hai bên tuyến phố trước ngày 30/1/2011.

"Đây là việc khó nhưng kiên quyết phải làm. Có quyết tâm, có chỉ đạo quyết liệt thì không có việc gì không làm được", ông Bình khẳng định.

Tuấn An – Hải Yến

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.