Hoảng vì thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm bẩn

 Hiện, hệ thống các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được thiết lập ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Các văn bản xử phạt vi phạm về ATVSTP cũng đã liên tục được ban hành. Ấy thế nhưng, vi phạm về ATVSTP lại càng nhiều…

Hệ thống các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được thiết lập ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Các văn bản xử phạt vi phạm về ATVSTP cũng đã liên tục được ban hành. Thế nhưng, vi phạm về ATVSTP lại càng nhiều…

Thuốc, mỹ phẩm, đồ uống… đều “bẩn"

Nói như thế thì có vẻ hơi quá đáng, nhưng thực tế đã cho chúng ta câu trả lời đó. Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp tháng hành động vì chất lượng VSATTP, Bộ chủ quản và các cơ quan liên quan đã chỉ đạo và triển khai rất rất quyết liệt về các hoạt động đảm bảo VSATTP. Nhưng, không hiểu sao, đúng vào thời điểm này, một loạt các sai phạm thi nhau lòi ra.

Trước tiên phải kể đến sự lo lắng của người dân trước thông tin các paraben được sử dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm có liên quan đến ung thư (UT), đặc biệt là UT vú ở phụ nữ thường xuyên dùng mỹ phẩm, nhất là các chế phẩm hạn chế tiết mồ hôi.

Chưa hết lo lắng này, lo lắng khác lại ập đến khi Đoàn thanh tra số 1 của Ban chỉ đạo liên ngành TƯ về ATVSTP vừa phát hiện Công ty New Choice Foods ở Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 2, Đường 2, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương (100% vốn nước ngoài) có nhập một lô hàng phụ gia tạo đục nghi ngờ chứa DEHP có khả năng gây ung thư từ Đài Loan.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thực khách lại càng lo lắng hơn khi liên tiếp trong mấy ngày qua, cơ quan chức năng TP. HCM liên tục phát hiện rất nhiều sản phẩm chứa chất độc hại này (hạt trân châu của Công ty Possmei; nước uống hiệu Fruit House của Tập đoàn Thực phẩm Heysong; nước uống thể thao Pro Sweat và nước uống măng tây của Tập đoàn Uni-Prisident; nước uống tăng lực của Công ty Duyệt Thị; kẹo xốp Marshies hương vani; kẹo xốp Marshies hương vani và socola; si rô táo đỏ, si rô vải, si rô nho…).

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế thông báo: Các cơ quan quản lý dược Đài Loan, Hồng Kông đang yêu cầu công ty GlaxoSmithKline (GSK) tiến hành thu hồi thuốc kháng sinh Augmentin dạng bột pha siro, loại hàm lượng 457mg/5ml sản xuất tại Anh và loại hàm lượng 156mg/5ml sản xuất tại Pháp do nhiễm chất làm dẻo Diisodecyl phthalate (DIDP) và Diisononyl phthalate (DINP).

Chưa biết chất độc hại này sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng như thế nào, chỉ cần nghe một loạt thông tin trên đã khiến người dân phải phát hoảng. Không biết sẽ còn loại thực phẩm, thuốc, nước uống nào bị nhiễm các chất độc hại, có thể gây ung thư?

“Choáng” vì thức ăn đường phố

Kết quả điều tra mới đây, do Cục ATVSTP thực hiện cho thấy, thức ăn chín đường phố Hà Nội có tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli từ 70- 90% với món nộm thập cẩm, nem chua, giò, nem chạo... Tỷ lệ bàn tay người làm dịch vụ thực phẩm thức ăn đường phố nhiễm E.coli cũng chiếm tới hơn 40%; rau muống và các loại rau thả bè ở Hà Nội qua xét nghiệm cũng đều có E.Coli. Chính vì vậy, mỗi năm Việt Nam có hàng nghìn ca tiêu chảy do vi khuẩn E.Coli.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cách đây chưa lâu, dịch tả cũng đã bùng phát với tốc độ lây lan nhanh chóng với hàng nghìn ca mắc, hiện tại vẫn rải rác có ca mắc. Các chuyên gia thực phẩm nhận định, với thực trạng chế biến thức ăn như thế, việc bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm bệnh đường ruột, nhiễm các loại giun, sán là điều khó tránh khỏi.

Chỉ cẩn liếc qua một loạt các hàng quán ven đường, chúng ta đã đủ rùng mình khiếp sợ. Từ thành phố đến nông thôn, cơ man nào là hàng quán. Từ bún, miến, phở đến cháo lòng, tiết canh… đủ cả. Chỉ cần nhìn sơ qua cách bài trí, cung cách bán hàng cũng đủ không an lòng. Hầu như rất ít quán ăn có tủ kính; chủ quán thì chả mấy khi đeo gang tay khi làm hàng cho khách vì sợ vướng và bất tiện, cứ “tay không bắt giặc”.

Tiếp cận khâu “hậu trường” các quán ăn, nhà hàng lại càng thêm… kinh hoàng. Đơn cử như ở Thủ đô Hà Nội, đa số các quán ăn ở vỉa hè nên mọi hoạt động bán hàng đều diễn ra tại đó. Thậm chí, có nhiều quán “ngự”  ngay trên cống nước thải, mùa hè nắng nóng, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, nhưng phó mặc tất cả, “món ngon ta cứ chén”. Có khi đông khách quá, nhân viên phục vụ cứ ào ào mang bát ra tráng qua trong một chậu nước nhỏ đầy váng mỡ rồi mang ra cho khách dùng; đũa thì cứ tập hợp cả đống cho vào chậu nước nhúng một cái rồi lau qua là ok…

Đúng là “khuất mắt trông coi”. Trong số các quán ăn dọc đường đó, số cơ sở đủ điều kiện bán hàng (có giấy chứng nhận VSATTP, nhân viên được tập huấn VSATTP…) chiếm tỷ lệ không đáng kể. Số cơ sở có đầy đủ giấy tờ, thủ tục cũng chưa chắc gì đã bảo đảm VSATTP (thực tế, chúng tôi đã chứng kiến khi có đoàn đi kiểm tra, chủ cơ sở xuất trình đầy đủ giấy tờ nhưng trong quá trình thanh tra, các điều kiện VSATTP lại không hề đảm bảo chút nào).

Đáng sợ nhất vẫn là các quán  bán đồ ăn chín trong các chợ. Quy định tối thiểu đối với các cơ sở bán các mặt hàng thực phẩm chín là phải có tủ kính, thế nhưng thực tế tại các chợ lớn nhỏ từ lòng lợn, thịt lợn quay, thịt chó chín, sống… bày bán lẫn lộn giữa  “thanh thiên bạch nhật”, mỗi khi trở trời, ruồi nhặng chăc chắn lại được bữa no. Khi được hỏi thì các chủ quán hồn nhiên cho biết: Họ bán thế quen rồi, hơn nữa “từ trước tới nay đã đấy ai kêu ca, phàn nàn gì đâu!”.

Muôn năm vẫn “bẩn”, nếu…

Lực lượng thanh tra mỏng, chưa đủ mạnh, kinh phí tuyên truyền ít ỏi, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh… là những giải pháp và bài ca muôn thủa, nhưng đến nay vẫn được nhắc lại. Trong khi đó, ước tính, mỗi năm Việt Nam có hàng ngàn ca ngộ độc thực phẩm. Và sự lỏng lẻo trong quản lý thức ăn đường phố chính là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm. Theo dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm đang được Bộ chủ quản xây dựng, mức xử phạt cao nhất đối với mỗi hành vi vi phạm VSATTP lên tới 100 triệu đồng thế nhưng với thức ăn đường phố, nhiều ý kiến cho rằng rất khó thực hiện.

Cụ thể, ông Trần Quang Trung, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho rằng: Có những người kinh doanh thực phẩm đường phố cả vốn và lãi chỉ khoảng 10 triệu đồng nhưng xử phạt tới 100 triệu đồng thì họ lấy đâu ra mà nộp! Ngay cả trong Luật An toàn phẩm mức xử phạt đối với hành vi bán thực phẩm gây hại sẽ cao gấp 7 lần giá trị thực phẩm ăn vào, thế nhưng cũng theo một quan chức Bộ Y tế quy định này cũng chỉ có cho vui chứ không thể thực hiện được. Vậy, luật đề ra để làm gì?

Thực trạng nan giải trên chứng tỏ, khâu quản lý VSATTP hiện nay vẫn bị “thả nổi”. Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với các bộ, ngành cụ thể. Mỗi khi có vụ việc gì xảy ra. Qủa bóng trách nhiệm lại được đùn đẩy hết nơi này đến chỗ khác. Vậy đâu là nơi phải chịu trách nhiệm chính? Người tiêu dùng muốn khởi kiện thì ai phải chịu? Thỉnh thoảng, có vụ việc nào đó thì thành lập đoàn thanh tra liên ngành, kiểm tra, xử lý “nhỏ giọt”, khuyến cáo vài câu… Và, cuối cùng người dân vẫn phải gánh chịu hậu quả.

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong tháng 5/2011, toàn quốc đã xảy ra 10 vụ ngộ độc thực phẩm tại 7 tỉnh, thành phố là Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu, Vĩnh Long và Nghệ An làm 138 người mắc, số người phải nhập viện là 116 người. Nguyên nhân của các vụ ngộ độc thực phẩm, có 2/10 vụ do độc tố tự nhiên trong nấm độc và cá bống hoa, 4/10 vụ ngộ độc do vi sinh vật và 4 vụ ngộ độc chưa xác định được căn nguyên. Như vậy, 5 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 37 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 1.613 người mắc, 1.513 người phải nhập viện và tử vong 8 người.

Hùng Long

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.