Obama và Romney sẽ cùng tranh luận về Trung Quốc?

Trung Quốc được dự đoán sẽ là đề tài chính trong cuộc tranh luận cuối cùng giữa đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa trước khi cuộc bầu cử chính thức diễn ra vào ngày 6/11 tới.

Trung Quốc được dự đoán sẽ là đề tài chính trong cuộc tranh luận cuối cùng giữa đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa trước khi cuộc bầu cử chính thức diễn ra vào ngày 6/11 tới.

Tổng thống Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney tối 22/10 sẽ có mặt tại trường đại học Lynn ở Boca Raton, Florida để bước vào cuộc tranh luận thứ 3 và cũng là cuộc đối đầu trực tiếp cuối cùng của họ. Chính sách đối ngoại sẽ là chủ đề chính trong cuộc tranh luận kéo dài 90 phút dưới sự điều hành của phóng viên Bob Schieffer của đài CBS.
Tuy nhiên, cuộc tranh luận sẽ không chỉ đơn thuần là một cuộc thảo luận về các sự kiện diễn ra trên thế giới. Sau cuộc tranh cãi nảy lửa tại trường đại học Hofstra ngày 16/10 vừa qua, cả ông Obama và ông Romney đều có rất nhiều việc phải làm.
Họ đều biết rằng, cuộc đối đầu trực tiếp tối 22/10 sẽ là cơ hội cuối cùng của mỗi người để tạo ra hoặc thay đổi ấn tượng của khoảng 60 triệu khán giả truyền hình dự kiến sẽ theo dõi cuộc tranh luận.  
Ông Obama (trái) và đối thủ Romney. Ảnh: Alan
Ông Obama (trái) và đối thủ Romney. Ảnh: Alan
Cả hai ứng viên nhiều khả năng sẽ tiếp tục đẩy sức nóng của cuộc tranh luận thứ 2 lên cao hơn. Sau màn thể hiện mờ nhạt ở Denver, ở vòng tranh luận thứ 2, ông Obama đã chứng minh được rằng ông đã sẵn sàng tiếp tục công việc của mình và bảo vệ những chính sách của mình trước sự tấn công của ông Romney.
Tuy nhiên, ông Obama cần phải quyết liệt hơn nữa, thể hiện rõ nét phong thái của một tổng thống trong cuộc tranh luận cuối cùng này.
Trong khi đó, đối thủ Romney sau màn thể hiện xuất sắc tại cuộc tranh luận đầu tiên đã có vẻ mất bình tĩnh trước sự tấn công dồn dập của ông Obama tại Hofstra. Vì vậy, ông Romney cũng cần phải tìm được sự cân bằng hợp lý trong cách thể hiện vào tối 22/10.
Trong cuộc thảo luận cuối cùng này, ông Romney dự kiến sẽ tiếp tục tấn công đương kim Tổng thống về vấn đề Iran và Israel, về cách thức chính quyền của ông Obama giải quyết cuộc nổi dậy tại Trung Đông, về cuộc chiến tại Afghanistan cũng như chính sách đối với Nga. Hai ứng viên cũng sẽ tiếp tục bàn cãi về những sự kiện đã diễn ra khi 4 người Mỹ, trong đó có đại sứ Mỹ J. Christopher Stevens, thiệt mạng tại Libya hồi tháng trước.
Ông Romney chắc chắn sẽ yêu cầu Tổng thống nói rõ hơn về vụ việc, về những nguy cơ an ninh và nguyên nhân của cuộc tấn công…
Ngoài ra, không thể không nhắc đến các vấn đề có liên quan đến Trung Quốc. Tại cuộc thảo luận hồi tuần trước, từ những cáo buộc về hành vi kinh doanh không lành mạnh cho đến những khoản đầu tư vào các công ty Trung Quốc, các ứng viên đã nhắc đến từ “Trung Quốc” 22 lần và thường mang tính chất tiêu cực. Và theo các nhà phân tích, trong cuộc thảo luận cuối cùng tối 22/10, với chủ đề chính là chính sách đối ngoại, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của cuộc tranh luận trực tiếp giữa các ứng viên trước sự chứng kiến của khoảng 60 triệu người xem truyền hình.
“Cuộc tổng tuyển cử của Mỹ, ban đầu chỉ là trận chiến về các vấn đề đối nội như kinh tế, thâm hụt tài chính và chăm sóc sức khỏe bây giờ đã chuyển mạnh sang đề tài Trung Quốc” – ông Fred Hu – chủ tịch quỹ đầu tư Primavera Capital có trụ sở tại Bắc Kinh đồng thời là cựu chủ tịch ban Trung Quốc tại ngân hàng Goldman Sachs nói. 
Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này vẫn sẽ dựa trên cảm nhận của các cử tri về các ứng cử viên và khả năng vực dậy nền kinh tế của họ. Cuộc tranh luận cuối cùng ngày 22/10 tuy không có ảnh hưởng lớn đến kết quả của chiến dịch tranh cử nhiều bằng vòng tranh luận tại Denver, không bằng cuộc tranh luận tại Hofstra về sức nóng và cường độ đối đầu nhưng trong bối cảnh cuộc đua đang gần đến hồi kết thì kết quả của nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chung cuộc.
Minh Ngọc (theo NYT, Washington Post)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.