'Ổ sỏi' hàng chục viên trong bàng quang nam bệnh nhân

Hàng chục viên sỏi to nhỏ trong bàng quang bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Hàng chục viên sỏi to nhỏ trong bàng quang bệnh nhân. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa phẫu thuật lấy thành công "ổ" sỏi bàng quang cho bệnh nhân N.Q.C (34 tuổi, trú tại Thanh Ba, Phú Thọ).

Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba cho biết bệnh nhân có tiền sử viêm tủy ngang liệt tủy, đặt dẫn lưu bàng quang trên xương mu 5 năm.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sỏi lấp đầy bàng quang và được chỉ định phẫu thuật mở bàng quang lấy sỏi.

Tại bệnh viện, các bác sĩ đã lấy ra từ bàng quang bệnh nhân hàng chục viên sỏi có kích cỡ khác nhau. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định, đang dần hồi phục.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Phó Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp cho biết: Đối với những bệnh nhân liệt tủy thì có tỷ lệ sỏi bàng quang rất cao. Vì vậy, đối với những bệnh nhân này cần có chế độ theo dõi, chăm sóc khoa học, khám sức khoẻ định kỳ khi phát hiện có sỏi cần đến các cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh các biến chứng.

Theo các bác sĩ, sỏi đường tiết niệu gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Nếu được phát hiện sớm khi kích thước còn nhỏ có thể điều trị bằng thuốc, tán sỏi nội soi bằng laser, nội soi tán sỏi qua da…

Tuy nhiên, nếu để sỏi có kích thước lớn phải trải qua cuộc phẫu thuật sẽ gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tốn kém.

Do đó, khi gặp các triệu chứng của bệnh sỏi đường tiết niệu như đau vùng thắt lưng, bàng quang, tiểu buốt, tiểu máu... cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn phương pháp điều trị.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.