Ô nhiễm nhựa: Giải pháp từ việc thực thi pháp luật môi trường

Giải quyết ô nhiễm nhựa là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay. (Ảnh: Thanh Tâm)
Giải quyết ô nhiễm nhựa là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay. (Ảnh: Thanh Tâm)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đã và đang nghiêm túc xây dựng, thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến ô nhiễm nhựa - một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu hiện nay.

Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

“Thế giới đang chờ đợi một hiệp ước mới nhằm dẫn dắt các hành động, cũng như định hướng hợp tác quốc tế quan trọng để mang lại một tương lai không ô nhiễm nhựa”, phát biểu của ông Luis Valdivieso - Chủ tịch Ủy ban đàm phán quốc tế của Cơ quan Môi trường Liên hợp quốc tại Phiên họp thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) về rác thải nhựa diễn ra tại Ottawa, Canada. Phiên họp có sự tham dự của các nhà đàm phán đến từ 176 quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhằm tiến tới hoàn tất thỏa thuận về một hiệp ước toàn cầu loại bỏ ô nhiễm nhựa vào cuối năm nay.

Dẫn đầu đoàn đàm phán Việt Nam tại phiên họp, ông Lê Ngọc Tuấn - Vụ trưởng hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết, Việt Nam và các quốc gia thành viên khác đều ủng hộ việc thiết lập một thỏa thuận toàn cầu mang tính ràng buộc về pháp lý để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa. Đây sẽ là bộ khung pháp lý để các quốc gia thành viên xây dựng hành động giảm ô nhiễm nhựa và cùng nỗ lực giải quyết các thách thức về môi trường.

Sau ba phiên đàm phán trước, các thành viên mới chỉ đưa ra được bản dự thảo về một thỏa thuận chung nhằm loại bỏ ô nhiễm nhựa, tuy nhiên có thể chưa phản ánh hết được các mong muốn cũng như quan điểm của tất cả các bên tham gia. Tại phiên họp này, lần đầu tiên các nước thành viên chính thức đàm phán nội dung của thỏa thuận.

Tham gia phiên đàm phán, Đoàn Việt Nam đưa ra quan điểm thoả thuận toàn cầu giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa cần bao gồm trách nhiệm của các quốc gia phù hợp với trình độ và năng lực phát triển của họ về tài chính, công nghệ hay năng lực. Đồng thời để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán ở phiên này cũng như phiên tiếp theo, cần phải có những đánh giá cụ thể về tác động trong tương lai khi tham gia thỏa thuận. Ngoài những tác động môi trường, còn có những tác động về kinh tế hay tác động tới sinh kế của người dân.

Khoảng cách giữa chính sách và thực thi

Nhằm khẳng định sự đồng hành của Việt Nam trong các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm nhựa, những năm qua Đảng và Nhà nước đã xây dựng khung pháp lý quan trọng liên quan đến rác thải nhựa. Bao gồm việc đưa ra các quy định, điều điều khoản riêng về rác thải nhựa và vi nhựa, điển hình như Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Luật đã bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.

Trong đó quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đã được thực thi từ 1/1/2024 với hai trách nhiệm gồm thu gom, xử lý chất thải và tái chế bao bì, sản phẩm của nhà sản xuất, nhập khẩu. Ngoài mục tiêu tăng cường tái sử dụng, tái chế và giảm thiểu chất thải, quy định EPR mở ra bước ngoặt trong việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa hiện nay.

Sắp tới, theo Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Dù đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, tuy nhiên việc phân loại rác đến nay vẫn chưa hiệu quả và còn nhiều bất cập.

Đọc thêm

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.

Cảnh báo mưa lớn

Ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời lạnh, có nơi dưới 17 độ C. (Ảnh minh họa).
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, sáng sớm nay, 29/10, hầu khắp miền Bắc trời lạnh. Trong khi đó ở miền Trung, mưa lớn vẫn tiếp diễn.

Bão số 6 giật cấp 11 đang ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của bão số 6. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16.3 độ Vĩ Bắc; 108.2 độ Kinh Đông, nằm trên vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất đạt cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15km/h.